Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vệ sinh đau mắt đỏ đúng cách chính là chìa khóa giúp bạn chống lại căn bệnh này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus hoạt động mạnh, khiến dịch đau mắt đỏ hoành hành mạnh nhất. Nhằm bảo vệ bản thân và gia đình trước căn bệnh này, bạn cần biết cách vệ sinh đau mắt đỏ để đối phó với nó khi gặp phải.
Đau mắt đỏ (còn được biết với tên gọi là viêm kết mạc) - một tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn, virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng. Bệnh thường khởi phát đột ngột ở một bên mắt rồi dần lây lan sang mắt còn lại. Bệnh dễ mắc và có tốc độ lây lan nhanh, gây thành dịch. Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
Đau mắt đỏ đặc trưng bởi các biểu hiện như mắt đỏ và có ghèn. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt. Đặt biệt, người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Hiện nay, nhiều người truyền tai nhau mẹo chữa đau mắt đỏ dân gian như xông lá trầu, xông tỏi… mà bỏ qua việc điều trị và vệ sinh đau mắt đỏ một cách đúng đắn.
Việc vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ đúng cách và thường xuyên đóng vai trò rất lớn trong việc chữa trị. Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên chịu khó rửa mắt 5 - 6 lần mỗi ngày.
Khi rửa mắt, bệnh nhân nhớ nghiêng đầu qua một bên, dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ liên tục 10 - 15 giọt, chớp mắt để nước trôi ra ngoài theo đuôi mắt và làm như thế với bên mắt còn lại. Rửa bên mắt bị đau nhẹ trước, mắt nặng sau. Chú ý dùng gạc hoặc giấy sạch hứng nước dưới đuôi mắt, không để nước từ mắt chảy ra dính xuống giường, đệm sẽ dễ lây bệnh cho các thành viên trong gia đình. Sau đó, dùng gạc sạch lau khô dử mắt và rửa tay bằng xà phòng thật sạch rồi mới nhỏ thuốc. Nếu vệ sinh đau mắt đỏ đúng cách, thường sau 3 - 4 ngày, mắt sẽ không còn tiết dử, đỡ chói nhưng vẫn đỏ, chảy nước mắt.
Đại đa số các bệnh nhân chỉ cần thực hiện rửa mắt đúng và đều đặn thì sau 7 - 10 ngày là khỏi mà không phải dùng thêm loại thuốc nào. Tuy nhiên, nếu thấy bệnh có nguy cơ diễn biến nặng lên, hãy đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn điều trị.
Đau mắt đỏ nặng và kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng như viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu... gây sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa. Chính vì vậy, bệnh cần được chữa trị ngay khi xuất hiện những biểu hiện đau mắt đỏ đầu tiên.
Hường
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.