Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uốn ván là nỗi lo của hầu hết các bệnh nhân khi cơ thể xuất hiện các vết thương hở. Cùng giải đáp thắc mắc: “Vết thương đã lành có bị uốn ván không?” qua bài viết dưới đây nhé!
“Vết thương đã lành có bị uốn ván không?” là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Thay vì sống trong lo lắng, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm lời giải thích chính xác nhất đến từ các chuyên gia. Còn chần chừ gì mà không đọc ngay bài viết dưới đây!
Trước khi tìm hiểu về: “Vết thương đã lành có bị uốn ván không?”, bệnh nhân cần hiểu rõ về bản chất của căn bệnh uốn ván. Uốn ván thực chất là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, xảy ra khi vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào các vết thương hở. Loại vi khuẩn này sẽ nhanh chóng phát tán làm tê liệt thần kinh của người bệnh.
Theo các chuyên gia, bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh uốn ván. Vi khuẩn uốn ván thường trú ngụ ở những cống rãnh, khu đất bẩn hoặc phân động vật. Vì vậy, nguy cơ bị uốn ván sẽ tăng cao nếu người bệnh bị thương do vật sắc nhọn bị nhiễm bẩn, thậm chí là dao kéo phẫu thuật không được khử trùng đúng cách.
Theo đó, tỷ lệ mắc uốn ván cao nhất thường là những người làm về cơ khí, xây dựng, thường xuyên va chạm và gặp phải vết thương từ các vật dụng bằng sắt thép gỉ sét.
Vậy bệnh uốn ván bao lâu phát bệnh? Trung bình, vi khuẩn uốn ván sẽ ủ bệnh trong 3 - 21 ngày. Thông thường, người bệnh sẽ nhận thấy những dấu hiệu bất thường chỉ sau 3 ngày vi khuẩn tiếp xúc với vết thương. Với người trưởng thành, có sức đề kháng tốt, dấu hiệu sẽ xuất hiện muộn nhất sau 14 ngày.
Cơ thể con người có cơ chế tự hồi phục các vết thương. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương mà thời gian chữa lành hoàn toàn có thể lên đến 3 - 4 tuần.
Như vậy, căn cứ vào thời gian ủ bệnh của vi khuẩn uốn ván, nhiều người bệnh không khỏi băn khoăn liệu vết thương đã lành có bị uốn ván không. Khi vết thương đã lành, miệng vết thương đã khép lại, khô dần và lên da non, khả năng bị nhiễm vi khuẩn uốn ván là rất thấp.
Dù vậy, bạn cũng không thể loại trừ một tỷ lệ rất nhỏ vi khuẩn uốn ván vẫn có thể xâm nhập vào bên trong vết thương và phát bệnh. Lúc này, bệnh nhân nên chủ động chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa để loại bỏ tối đa nguy cơ uốn ván.
Tính đến nay, uốn ván là một trong những căn bệnh có thời gian phát bệnh nhanh nhất và tỷ lệ tử vong ở mức rất cao. Trong đó, hầu hết các ca bệnh phát hiện uốn ván bị tử vong đều mắc phải sai lầm là phát hiện và thăm khám bệnh quá muộn.
Nguyên nhân là do khi mới bắt đầu nhiễm bệnh, vết thương uốn ván rất nhỏ nên nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, với khả năng sinh sôi nhanh chóng, người bệnh dù chưa cảm nhận được bất cứ vết sưng tấy, đau nhức nào nhưng vi khuẩn đã lan dần đến tim và phổi.
Với những người chưa tiêm vacxin phòng ngừa uốn ván hoặc có sức đề kháng kém, bạn sẽ không thể chống chịu được với sự phá hủy nghiêm trọng của căn bệnh này. Uốn ván khi lan đến các cơ quan trong cơ thể sẽ gây ra cảm giác đau đớn dữ dội. Chúng sẽ từ từ gây trụy tim, rối loạn nhịp tim, viêm phổi, suy hô hấp và cuối cùng là tử vong.
Mặc dù khả năng vết thương đã lành bị uốn ván là cực thấp nhưng người bệnh vẫn không nên chủ quan. Tốt nhất, bạn nên đăng ký tiêm phòng uốn ván định kỳ. Ba đối tượng được khuyến khích tiêm uốn ván nhất có thể kể đến là:
Vacxin uốn ván mặc dù không thể phát huy tác dụng cả đời nhưng cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi loại vi khuẩn này trong vòng 5 năm khi bạn tiêm đủ 3 liều trong 6 tháng.
Tóm lại, vết thương đã lành có bị uốn ván không? Câu trả lời là không. Đây là kỹ năng sống vô cùng quan trọng nên bạn hãy chia sẻ tới những người xung quanh để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.