Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim trở nên quá nhanh hoặc quá chậm. Điều trị rối loạn nhịp tim là giúp kiểm soát lại nhịp tim, vậy cách điều trị rối loạn nhịp tim như thế nào?
Điều trị rối loạn nhịp tim nhằm giúp kiểm soát hoặc loại bỏ nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều. Rối loạn nhịp tim nhẹ thì bệnh nhân không cần đáng lo. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nếu không được điều trị kịp thời, loạn nhịp tim có thể gây ra suy tim. Đó là chưa kể có một số dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như xoắn đỉnh, rung tâm nhĩ,… có thể đe dọa đến tính mạng.
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tần số tim trở nên quá chậm, quá nhanh hoặc có ổ phát nhịp khác ngoài nút xoang làm cho nhịp tim không đều. Một dạng rối loạn nhịp khác do hệ thống dẫn truyền nhịp trong tim bị tổn thương làm cho tim co bóp không đồng bộ, từ đó dần suy giảm chức năng tim hoặc giảm khả năng hoạt động của người bệnh.
Các cách điều trị rối loạn nhịp tim có thể bao gồm: thuốc, liệu pháp xâm lấn, thiết bị cấy ghép hoặc phẫu thuật hay thay đổi lối sống.
Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc có sẵn giúp điều trị rối loạn nhịp tim. Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê đơn một hay nhiều loại thuốc với liều lượng thích hợp để kiểm soát triệu chứng. Chúng có thể bao gồm các loại sau:
Lưu ý: Các bạn phải sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Sốc điện
Đối với một số tình trạng rối loạn nhịp tim dai dẳng, như rung tâm nhĩ, nhịp bình thường có thể không đạt được nếu chỉ điều trị bằng thuốc. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị rối loạn nhịp tim bằng điện để gây sốc giúp tim trở lại nhịp tim bình thường.
Trong thủ thuật, sau khi bệnh nhân được gây mê, một cú sốc điện sẽ được truyền đến tim thông qua miếng dán trên ngực. Dòng điện lớn sẽ dập tắt xung điện bất thường trong tim và giúp tim trở lại nhịp đập bình thường.
Cắt đốt qua ống thông
Trong thủ thuật điều trị rối loạn nhịp tim cắt đốt qua ống thông, bác sĩ sẽ luồn một hoặc nhiều ống thông qua các mạch máu đến tim. Năng lượng được truyền qua ống thông đến các vùng nhỏ của cơ tim. Năng lượng này có thể “ngắt kết nối” đường đi của các xung điện bất thường, giúp cho sự dẫn truyền xung động trở lại bình thường.
Cách ly tĩnh mạch phổi
Ở những bệnh nhân bị rung nhĩ thường xuyên, kịch phát hoặc dai dẳng, phương pháp cách ly các tĩnh mạch phổi có thể được dùng trong trường hợp này. Đây là một thủ thuật sử dụng ống thông đặc biệt để tạo ra các dải mô tĩnh mạch, được cho là nguyên nhân gây ra rung nhĩ. Mục đích của thủ thuật này là để tạo ra các vòng sẹo cô lập các ổ gây ra rung nhĩ.
Sử dụng thiết bị cấy ghép
Điều trị rối loạn nhịp tim bằng thiết bị cấy ghép bao gồm:
Máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim là thiết bị nhỏ được cấy vào phần dưới da gần xương đòn, chúng sẽ gửi các xung điện nhỏ đến cơ tim giúp tim duy trì nhịp đập bình thường. Máy gồm pin, bộ phận phát xung điện, các dây dẫn dẫn truyền xung động từ máy phát xung đến cơ tim. Nếu máy phát hiện nhịp tim không bình thường, nó sẽ phát ra các xung điện kích thích tim đập với tốc độ ổn định. Máy tạo nhịp tim chủ yếu được dùng để ngăn tim đập quá chậm.
Máy khử rung tim cấy ghép
Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng máy khử rung tim cấy ghép điều trị nhịp nhanh thất, rung thất hoặc chỉ định cho những bệnh nhân có nguy cơ tim ngừng đập cao.
Giống như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim cũng được cấy dưới vùng da gần xương đòn, kết nối với tim bằng dây dẫn. Máy sẽ liên tục theo dõi nhịp tim và giúp tim trở lại nhịp đập bình thường khi cần thiết.
Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim được bác sĩ chỉ định:
Thủ tục mê cung
Phương pháp này phù hợp cho những bệnh nhân rung tâm nhĩ có triệu chứng nặng, hoặc bệnh nhân đã làm thủ thuật cắt bỏ ống thông nhưng không thành công, hoặc từng có tiền sử đột quỵ, có cục máu đông khác.
Trong thủ tục mê cung, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một loạt các vết rạch trong mô tim của tâm nhĩ, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng, kết hợp với năng lượng tần số vô tuyến hoặc nhiệt lạnh để tạo ra các mô sẹo. Bởi vì mô sẹo không dẫn điện, nó sẽ cản trở bớt các xung điện bất thường gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Nếu bạn cùng lúc bị bệnh động mạch vành nặng và rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Phương pháp này có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.
Sửa chữa hoặc thay thế van tim
Phẫu thuật này được chỉ định cho bệnh nhân có bệnh van tim, nhằm sửa chữa lá van bị hư hỏng hoặc thay thế van này bằng van nhân tạo.
Ngoài các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim phía trên, bác sĩ có thể đề nghị bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh để giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh. Những thay đổi lối sống này như sau:
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim, cũng như những thay đổi lối sống cần thiết để có một trái tim khỏe mạnh! Nếu có bất cứ triệu chứng gì bất thường hãy đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để có được sự tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất!
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp