Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vi khuẩn nhuộm soi là kỹ thuật nhuộm vi khuẩn từ bệnh phẩm để có những định hướng đầu tiên về loại vi khuẩn. Từ đó có được phương pháp chẩn đoán chính xác nhất.
Hiện nay, trong môi trường sống có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn lại gây ra các triệu chứng bệnh tương đồng nhau khiến quá trình xác định bệnh gặp nhiều khó khăn. Để phân biệt được bệnh do vi khuẩn nào gây ra thì vi khuẩn nhuộm soi là phương pháp được coi là hiệu quả nhất. Vậy vi khuẩn nhuộm soi được định nghĩa như thế nào? Cách thực hiện ra sao? Và có những tác dụng gì? Hãy tiếp tục tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Như đã trình bày ở trên, vi khuẩn nhuộm soi là kỹ thuật nhuộm vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm, soi dưới kính hiển vi để quan sát hình thể, kích thước, cách sắp xếp, tính chất bắt màu. Từ đó các bác sĩ sẽ có được những đánh giá về các loại tế bào và mối quan hệ giữa vi khuẩn với tế bào.
Vi khuẩn nhuộm soi được đánh giá là phương pháp hiệu quả, thực hiện nhanh chóng, có độ chính xác cao. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện cần có nhiều kinh nghiệm.
Phương pháp vi khuẩn nhuộm soi sẽ giúp đánh giá chính xác, hiệu quả loại vi khuẩn người bệnh nhiễm phải
Tuỳ vào triệu chứng cụ thể của người bệnh, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nhuộm vi khuẩn phù hợp. Bởi các loại vi khuẩn có tính chất bắt màu khác nhau.
Có nhiều phương pháp nhuộm soi vi khuẩn như nhuộm Gram, nhuộm xanh methylen, nhuộm Ziehl - Neelsen, nhuộm thấm bạc,... Trong đó có 3 phương pháp được các bác sĩ sử dụng nhiều nhất là nhuộm Gram, nhuộm xanh methylen, nhuộm Ziehl – Neelsen.
Phương pháp nhuộm Gram là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong vi khuẩn nhuộm soi
Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện vi khuẩn nhuộm soi là lấy bệnh phẩm. Bệnh phẩm sẽ được lấy từ vị trí nhiễm khuẩn của người bệnh. Do vậy, tuỳ vào từng loại bệnh mà kỹ thuật lấy bệnh phẩm cũng sẽ có sự khác nhau. Chẳng hạn, với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột, mẫu bệnh phẩm sẽ là phân; người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, mẫu bệnh phẩm sẽ là nước tiểu; người bệnh viêm màng não sẽ lấy dịch tuỷ não; bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết thì sẽ lấy máu làm mẫu bệnh phẩm.
Do vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường như đất, nước, không khí, cơ thể con người, nên lấy bệnh phẩm đúng là bước quan trọng nhất. Bởi nếu lấy bệnh phẩm không chuẩn, mọi kết quả xét nghiệm ở giai đoạn sau sẽ trở nên vô nghĩa.
Lấy mẫu bệnh phẩm là bước đầu tiên cũng như quan trọng nhất
Khi lấy mẫu bệnh phẩm cần tuân thủ đúng 3 nguyên tắc là:
Sau khi phòng xét nghiệm tiếp nhận mẫu bệnh phẩm sẽ tiến hành đối chiếu thông tin trên mẫu bệnh phẩm và giấy xét nghiệm, từ đó tiến hành làm bản nhuộm soi phù hợp nhất. Tuỳ vào những suy đoán, các bác sĩ sẽ tiến hành chọn phương pháp nhuộm soi và thuốc nhuộm soi phù hợp nhất với từng loại vi khuẩn. Nhìn chung, có 3 phương pháp nhuộm được lựa chọn sử dụng nhiều nhất là nhuộm xanh methylen, nhuộm Gram và nhuộm Ziehl – Neelsen
Sau khi thực hiện nhuộm soi vi khuẩn xong, các kỹ thuật viên sẽ để tiêu bản khô tự nhiên hoặc sử dụng giấy thấm để thấm khô và tiến hành soi trên kính hiển vi quang học.
Tiêu bản sẽ được quan sát ở vật kính x10 và x40 nhằm mục đích:
Tiếp đó, tiêu bản sẽ được quan sát ở vật kính dầu x100 để xác định:
Để đạt được kết quả chính xác nhất, quá trình thực hiện xét nghiệm cần luôn được kiểm soát chất lượng bằng nội kiểm và ngoại kiểm.
Sau khi đã quan sát và thu thập được đầy đủ thông tin, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành trả kết quả xét nghiệm cuối cùng cho bác sĩ. Thông qua kết quả này, các bác sĩ sẽ có kết luận cuối cùng về bệnh mà người bệnh mắc phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và phương pháp điều trị thích hợp.
Từ kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ có kết luận cuối cùng về bệnh
Mặc dù là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và kết quả có độ chính xác cao, nhưng khi thực hiện vi khuẩn nhuộm soi cũng cần lưu ý một số vấn đề:
Hồng Anh
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.