Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đại dịch Covid-19 hay theo khoa học gọi là SARS-CoV-2, tức Virus corona 2 gây nên hội chứng hô hấp cấp nặng hiện nay đã chứng tỏ sự nguy hiểm tàn khốc của mình hơn hẳn dịch SARS.
Thời gian qua, tuy dịch Covid-19 đã ngưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Trung Quốc đại lục nhưng lại bùng phát nguy hiểm ở châu Âu, Bắc Mỹ, và Trung Đông, thậm chí có cả Việt Nam. Nước Mỹ cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của dịch bệnh này dù được coi là được coi là siêu cường số 1 thế giới. Do đó cũng chính nước Mỹ đang vất vả vật lộn với dịch bệnh này.
Cho đến ngày 30/3/2020 (giờ Việt Nam), dịch bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra trên tổng số ca là 743.201, đã giết chết 34.971 người trên toàn thế giới (theo Worldometers). Như vậy tỷ lệ tử vong do bệnh này là 4,7%.
Trong khi đó tỷ lệ tử vong do đại dịch SARS (trong 2 năm 2002-2003) và dịch MERS (từ năm 2012-2019) tương ứng là 9,6% và khoảng 36%. Qua đó có thể thấy tỷ lệ tử vong cao hơn tức là đều cao hơn SARS-CoV-2.
Tuy nhiên xét về độ sát thủ trong mấy tháng qua cua virus corona chủng mới khiến người ta khíp sợ hơn nhiều lần so với SARS và MERS. Sự hiểm ác của SARS-CoV-2 nằm ở chỗ nó có tốc độ lây lan cực nhanh, khiến các nước bối rối làm cho số ca tử vong do chủng virus này tăng lên rất cao.
Hiện nay, số ca nhiễm covid 19 ơ Trung Quốc đã giảm mạnh, từ ổ dịch lớn nhất thế giới nay đã xuống top 4 nhưng vẫn có nguy cơ dịch tái bùng phát nếu thiếu cảnh giác và các biện pháp phòng ngừa triệt để.
Dịch SARS trước kia từng lây lan tới 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng số người nhiễm lên tới 8.096 người, số người tử vong 774. Còn số người nhiễm MERS chỉ khoảng 2.500 người và tử vong khoảng 900 bệnh nhân. Như vậy, số ca tử vong do SARS-CoV-2 gây ra cho tới nay đã gấp con số tử vong do MERS và SARS là từ hơn 23 đến hơn 27 lần. Đây quả là sự thật đáng báo động và nguy hiểm
COVID-19 phan lớn gây ảnh hưởng ở phối đối với hầu hết bệnh nhân. Nguyên do là vi họ virus corona chủ yếu gây ra bệnh đường hô hấp. Do đó khi một người bị nhiễm khi tiếp xúc gần với người khác sẽ có khả năng lây nhiễm rất cao khi ho hoặc hắt hơi.
Cũng chính bởi vì thế mà các triệu chứng ban đầu khi nhiễm chủng virus này giống hệt bệnh cúm thông thường: ban đầu, bệnh nhân có thể phát sốt, ho, rồi tiếp tục tiến triển thành viêm phổi hoặc nặng hơn.
Theo giáo sư Matthew B.Frieman, một chuyên gia về virus của ĐH Maryland (Mỹ), quan sát thấy xu hướng tiến triển của bệnh nhân bệnh COVID-19 cũng giống với SARS. Những ngày đầu mới nhiễm, virus tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào cilia bảo vệ tế bào niêm dịch.
''Khi lớp bảo vệ đó bị mất đi, đường hô hấp sẽ bị tràn ngập bơi chất bẩn, dịch lỏng và virus. Chính bởi vì thế mà khiến nhiều bệnh nhân COVID-19 bị viêm cả hai lá phổi, đi kèm triệu chứng tức ngực, khó thở''. Giáo sư Frieman cho biết.
Đây là lúc giai đoạn 2 bắt đầu. Trước sự xâm nhập của virus, cơ thể phản ứng bằng cách tăng cường tế bào miễn dịch đến phổi để khắc phục những tổn thương. Nếu hoạt động đúng, quá trình viêm này được kiểm soát và chỉ giới hạn ở bộ phận nhiễm virus.
Nhưng đôi khi tế bào miễn dịch bị kích thích quá mức, chúng sẽ giết tất cả trên đường đi, không phân biệt virus hay mô khỏe mạnh.
"Bệnh nhân càng bị tổn thương hơn bởi chính hệ miễn dịch của họ. Các chất bẩn càng tích tụ trong phổi khiến tình trạng viêm thêm xấu đi", giáo sư Frieman giải thích.
Trong giai đoạn 3, tổn thương phổi tiếp tục lan rộng và có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu bệnh nhân may mắn không chết, phổi của họ cũng bị tổn thương vĩnh viễn với những lỗ thủng nhìn như "tổ ong".
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 hiện nay đã lên tới gần một triệu người (gấp rất nhiều lần số ca nhiễm SARS và MERS) và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ ngừng tăng trong bối cảnh nền y tế thế giới chưa chế được cả vaccine lẫn thuốc đặc trị. Một số dự đoán bi quan cho rằng số người nhiễm SARS-CoV-2 và chết vì bệnh Covid-19 có thể sẽ lên tới hàng chục triệu người.
Có nhiều giả thuyết cho rằng, thời tiết nóng sẽ giảm bớt sự gia tăng của Covid-19 đi. Thực tế có nhiều quốc gia du có thời tiết nóng như ở châu Phi, Trung Đông, châu Đại Dương, hay như ở Indonesia vẫn ghi nhận nhiều ca nhiễm và thậm chí tử vong nhiều. Điều đáng buồn hơn là một số dự đoán cho rằng dịch Covid-19 nhiều khả năng có thể kéo dài đến hết năm 2020 và thậm chí có thể sang cả năm 2021. Trong khi trước kia dịch SARS chỉ kéo dài 9 tháng (từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2003).
Vậy nên cộng đồng quốc tế phải tiếp tục cảnh giác, bình tĩnh, và đoàn kết trong cuộc chiến khốc liệt chống đại dịch Covid-19. Việc đúc rút bài học kinh nghiệm cả thành công lẫn thất bại từ các nước đang đương đầu trực diện với Covid-19 là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.