Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Vì sao lông mày bị rụng? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Ngày 29/09/2022
Kích thước chữ

Lông và tóc trên cơ thể con người bị rụng đi là điều khá bình thường. Tuy nhiên lông mày bị rụng lại khiến nhiều người lo lắng vì chúng không mọc lại hoặc mọc lại rất chậm. Vậy lông mày bị rụng là do đâu và có nguy hiểm không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lông mày góp phần làm nên đường nét và vẻ đẹp thẩm mỹ của con người. Lông mày bị rụng trở nên thưa thớt dễ khiến cho khuôn mặt trở nên thiếu sức sống và kém hài hoà.

Nguyên nhân rụng lông mày

Lông mày bị rụng có thể là do nhiễm trùng, tình trạng da, thay đổi nội tiết tố hoặc hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Lông mày rụng cũng có thể là do sự thiếu hụt dinh dưỡng, chấn thương thể chất hoặc căng thẳng cảm xúc.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Một số khoáng chất như carbohydrate, axit amin, axit béo giúp duy trì và ảnh hưởng đến sự phát triển của nang lông, do đó nếu cơ thể thiếu hụt những chất này có thể gây ra chứng rụng lông mày.

Các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến rụng lông mày như: Sắt, Cysteine, Axit béo omega-3, Biotin (vitamin B7), Vitamin E, B12 và D, Vitamin C (phát triển collagen).

Vì sao lông mày bị rụng? Cách khắc phục hiệu quả?1 Thiếu hụt dưỡng chất có thể làm lông mày bị rụng hay nhạt màu

Căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng hay lo lắng quá mức cũng có thể gây ra những thay đổi về sinh lý, bao gồm giảm oxy đến nang lông và mức độ hormone dao động. Đây cũng là một trong nguyên nhân chính gây nên tình trạng lông mày bị rụng.

Mang thai, sinh con

Quá trình mang thai và sinh con có thể làm thay đổi lượng hormone trong cơ thể dẫn đến rụng lông mày.

Sự lão hóa

Ở độ tuổi 40, lông tóc cũng sẽ bắt đầu mỏng dần khi mức độ estrogen và testosterone giảm xuống.

Rụng lông từng vùng

Rụng lông từng vùng (Alopecia areata) khi  hệ thống miễn dịch nhận nhầm một phần cơ thể là kẻ thù và tấn công chúng. Rụng lông từng vùng thường ở các nang tóc, khiến từng sợi lông mọc lên bị làm chậm hoặc tạm dừng quá trình phát triển lông. Rụng lông mày cũng có thể ảnh hưởng đến móng tay và móng chân.

Bệnh chàm

Bệnh chàm (viêm da dị ứng) là tình trạng viêm da gây ngứa, đỏ, chảy nước và kích ứng. Các nang lông nằm ở dưới da nên bệnh chàm có thể bị cản trở nên ảnh hưởng đến sự phát triển của lông mày.

Vì sao lông mày bị rụng? Cách khắc phục hiệu quả?2 Chàm da có thể dẫn đến rụng lông mày

Bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến là tình trạng rối loạn tự miễn dịch làm cho các tế bào da nhân lên rất nhanh, hình thành các mảng da dày, đỏ, có vảy và gây đau đớn. Điều này có thể làm các nang lông tóc bị rụng.

Tổn thương nang lông

Việc nhổ lông mày quá mức cũng sẽ tạo ra chấn thương nhỏ có thể khiến lông bị rụng hoặc ngừng phát triển ở vị trí đó.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc hóa chất độc hại. Nếu viêm da xảy ra tại vùng lông mày có thể gây rụng lông mày.

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là một dạng bệnh da liễu kéo dài dai dẳng. Viêm da tiết bã có thể dẫn đến gàu, ngay cả ở vị trí lông mày và khiến lông mày bị rụng.

Nấm da đầu

Nấm da đầu thường tạo ra các mảng màu đỏ, ngứa, nổi sần lên kèm mụn nước. Khi những mảng này xuất hiện có thể gây ảnh hưởng đến lông mày và gây rụng lông mày.

Vấn đề về tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng rụng lông mày. Tuyến giáp sản xuất hormone điều chỉnh sự trao đổi chất. Khi tuyến này gặp vấn đề, cơ thể bạn sẽ mất cân bằng gây ra sự phá vỡ một số quá trình. Điều này bao gồm cả sự phát triển của lông mày.

Bệnh Hansen

Bệnh Hansen (bệnh phong) là bệnh do vi khuẩn gây ra và gây loét trên da. Chứng bệnh này gây ra các tổn thương và tình trạng rụng lông trên khắp cơ thể, thậm chí làm tê và yếu chân tay.

Telogen effluvium

Telogen effluvium là tình trạng rụng lông tóc bất thường do nội tiết tố hoặc những thay đổi khác trong cơ thể, có thể đến từ rụng lông mày tuổi dậy thì.

Hóa trị

Hóa trị giúp kích thích tất cả các tế bào phân chia nhanh chóng, tiêu diệt tế bào ung thư, kể cả tế bào nang lông. Do đó lông tóc thường rụng thành từng mảng khi người bệnh trải qua hóa trị.

Vì sao lông mày bị rụng? Cách khắc phục hiệu quả?3 Bệnh nhân thực hiện hóa trị có thể bị rụng tóc và lông mày

Một số cách điều trị lông mày bị rụng

Khi xác định được nguyên nhân gây rụng lông mày, bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

  • Minoxidil: Đây là thuốc không kê đơn (OTC), thuốc điều trị nội tiết, thuốc bôi có sẵn dành cho nam và nữ. Thuốc này có thể khôi phục sự tăng trưởng của nội tiết tố trong vài tháng.
  • Corticosteroid: Thường ở dạng thuốc bôi, thuốc tiêm hoặc thuốc viên để điều trị rụng tóc, chàm, viêm da, … nhằm giảm viêm và đáp ứng miễn dịch.
  • Châm cứu: Phương pháp giúp làm giảm rụng lông mày đồng thời kích thích lưu thông máu.
  • Dầu thầu dầu: Loại dầu này có thể kích thích các nang lông phát triển bằng cách tác động lên một số hormone.
  • Anthralin: Thuốc được dùng trong điều trị bệnh vẩy nến và được chỉ định cho những người bị rụng lông mày do viêm.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Chú ý bổ sung các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, axit béo omega-3 và axit béo omega-6.
  • Phục hồi cấy ghép lông mày: Lấy phần da từ một vị trí có nhiều lông và sau đó cấy các nang lông vào vùng lông mày thưa thớt.
  • Bimatoprost: Đây llà phương pháp điều trị telogen effluvium và các dạng rụng lông mày khác bằng cách kéo dài chu kỳ mọc lông để lông có thời gian mọc dài hơn.
  • Thủ thuật nhỏ: Trang điểm hoặc phun xăm lông mày vào vị trí bị rụng lông.

Lông mày thường có xu hương mọc chậm hơn so với tóc nên có thể phải mất một khoảng thời gian dài để bạn cảm nhận lông mày mọc dài trở lại.

Qua bài viết trên đây hy vọng có thể giúp bạn nhận biết được các nguyên nhân rụng lông mày cũng như lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Lông mày là một yếu tố thẩm mỹ trên khuôn mặt. Do đó, bạn nhớ lưu ý khi bị rụng lông mày cần phải làm gì để kích thích lông mày phát triển nhanh chóng trở lại nhé!

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin