Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hành vi đánh bạn ở trẻ nhỏ là một hiện tượng không hiếm gặp và thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Những đứa trẻ khi có hành vi này thường bộc lộ sự tức giận, thất vọng hoặc muốn thu hút sự chú ý. Vậy nguyên nhân sâu xa của hành vi này là gì? Và làm thế nào để xử lý khi trẻ hay đánh bạn một cách hiệu quả và nhẹ nhàng?
Trẻ hay đánh bạn là tình huống mà nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt trong quá trình nuôi dạy con cái. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ với bạn bè mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý và xã hội nếu không được xử lý đúng cách. Vậy tại sao trẻ lại có xu hướng đánh bạn? Và các bậc phụ huynh cần làm gì khi đối diện với tình huống này?
Khi trẻ gặp phải những chuyện không vui ở trường, ở nhà, hay bị la mắng đánh đập, trẻ có thể có xu hướng đánh bạn khác để giải tỏa stress. Trẻ nhỏ thường phản ứng theo bản năng và chưa biết cách đối diện với những bức xúc sâu bên trong mình.
Trẻ hay đánh bạn cũng có thể do thiếu khả năng tự chủ. Bắt đầu từ 18 tháng, trẻ bước vào giai đoạn giao tiếp và học cách tương tác với mọi người xung quanh. Lúc này, trẻ cũng muốn thể hiện cá tính và hành vi bản năng mà chưa nhận thức được sự tự kiểm soát. Đặc biệt, hành vi đánh bạn thường xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 và lên 3, rồi giảm dần sau đó. Trung khu trong não bộ liên quan đến sự tự kiểm soát sẽ không hoàn toàn trưởng thành cho đến khi trẻ qua giai đoạn vị thành niên.
Đôi khi, trẻ có xu hướng đánh ai đó chỉ để khám phá và nắm bắt khả năng của mình. Trẻ tò mò muốn biết điều gì sẽ xảy ra khi vung tay chạm vào người khác, hoặc nếu đánh mạnh hơn thì sẽ như thế nào. Hành vi này là một phần trong quá trình phát triển của trẻ, và thường trẻ sẽ nhận ra rằng đó là hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, việc trẻ có tiếp tục hành vi này hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Ở độ tuổi từ 1 đến 3, trẻ vẫn chưa đủ ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc của mình và thiếu kỹ năng xã hội để xử lý những tình huống khó chịu. Do đó, trẻ có thể thể hiện bản thân bằng cách đánh bạn. Ví dụ, khi trẻ không muốn bạn lấy đồ chơi của mình nhưng không biết nói sao, trẻ có thể dùng hành vi đánh bạn để phản ứng. Đôi khi, trẻ muốn tiếp cận bạn để chơi nhưng chưa biết cách thể hiện mong muốn của mình nên hành vi đánh bạn xuất hiện.
Trẻ em khoảng 2,5 tuổi thường không để ý đến cảm xúc của người khác và không nhận thức được rằng hành vi đánh bạn sẽ khiến bạn bị đau. Trẻ có thể buồn khi thấy bạn khóc nhưng chưa đủ khả năng lường trước hậu quả của hành vi của mình.
Khi trẻ lên ba, trẻ bắt đầu tiếp xúc với nhiều người hơn và mối quan hệ trở nên phức tạp hơn. Sự thay đổi này có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực và chưa biết cách thích nghi, dẫn đến hành vi đánh bạn như một phản ứng bản năng để khẳng định sự độc lập.
Theo các chuyên gia, trẻ hay thể hiện hành vi tiêu cực nhất khi ở cùng cha mẹ vì cảm thấy an toàn khi bộc lộ cảm xúc. Trẻ có thể đang thử nghiệm các ranh giới thông qua hành vi xấu để hiểu rõ hơn về mối quan hệ và quy tắc xã hội.
Khi trẻ đói, không khỏe hoặc buồn ngủ, trẻ dễ quấy khóc và đánh người như một cách giải tỏa cảm xúc khó chịu. Cha mẹ nên đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc và có thời gian vui chơi nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy thoải mái và ít có xu hướng đánh bạn hơn.
Trẻ sống trong môi trường bạo lực gia đình hoặc chứng kiến cảnh đánh nhau, bị áp dụng các biện pháp kỷ luật trừng phạt thân thể sẽ coi hành vi bạo lực là bình thường. Theo thống kê, hầu như tất cả trẻ bị cha mẹ đánh đòn đều dễ có hành vi bạo lực sau này.
Truyền thông, báo chí, mạng xã hộivà các chương trình ti vi có ảnh hưởng lớn đến hành vi của trẻ. Những chương trình có cảnh bạo lực, la hét, đánh đấm thường bị cấm cho trẻ em xem vì lý do này. Theo một nghiên cứu, trẻ chơi các game thực tế ảo có yếu tố bạo lực thường dễ trở nên hung hăng hơn những đứa trẻ khác. Việc trẻ nghiện điện thoại cũng ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến tình trạng sử dụng bạo lực với bạn.
Trong giai đoạn này, trẻ chưa có khả năng tự chủ hoàn toàn và đang học chia sẻ và thay đổi quan điểm. Các hành vi như gây hấn, đánh đập có thể là cách trẻ thể hiện cảm xúc bất mãn hoặc cách khám phá cách ứng xử trong các tình huống xã hội mới.
Tuy nhiên, các phụ huynh không nên phớt lờ đi các hành vi trẻ hay đánh bạn mà cần xử trí sao cho trẻ hiểu được những hành vi hung hăng là không phải là cách thể hiện cảm xúc phù hợp.
Để xử lý khi trẻ hay đánh bạn một cách hiệu quả và xây dựng kỷ luật tích cực, có thể áp dụng các bước sau:
Bước 1: Ngăn cản hành vi đánh
Cha mẹ nên can thiệp ngay khi nhận thấy trẻ đang chuẩn bị hoặc đã đánh bạn. Bằng cách nhẹ nhàng nắm lấy tay trẻ và giữ lại, cha mẹ có thể ngăn cản hành động của trẻ. Trong trường hợp trẻ đánh bạn khi không có cha mẹ bên cạnh, hãy xác nhận rõ ràng từ các bên để hiểu chính xác tình huống diễn ra.
Bước 2: Hỏi lý do và không phủ nhận cảm xúc của trẻ
Hỏi trẻ về lý do tại sao trẻ lại đánh bạn một cách bình tĩnh và không phủ nhận cảm xúc của trẻ. Điều này giúp trẻ có cơ hội giải thích những gì đã xảy ra và cha mẹ có thể hiểu được sâu hơn về tình huống. Thay vì chỉ trích, cha mẹ nên mô tả lại cảm xúc của trẻ và đặt câu hỏi để trẻ có thể diễn đạt.
Bước 3: Giải thích cho trẻ
Khi trẻ đã bình tĩnh trở lại, cha mẹ cần giải thích cho trẻ rằng hành vi đánh bạn là không tốt và có thể làm bạn cảm thấy đau. Tuy nhiên, không nên áp dụng hình phạt bằng cách đánh trẻ để cho trẻ biết cảm giác đau vì điều này không mang lại hiệu quả và có thể làm trẻ cảm thấy bị đối xử bất công.
Bước 4: Gợi ý giải pháp thay thế
Sau khi hiểu rõ tình huống, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ về các phương pháp giải quyết khác thay vì đánh bạn. Ví dụ như dạy trẻ nói ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình, yêu cầu bạn trả lại đồ chơi một cách lịch sự. Hướng dẫn cụ thể giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc áp dụng những giải pháp này vào thực tế.
Bước 5: Khen ngợi sự cố gắng của trẻ
Nếu trẻ đã hành xử tốt và không đánh bạn, cha mẹ nên khen ngợi sự cố gắng của trẻ. Những lời động viên này giúp trẻ nhận thức được rằng việc sử dụng lời nói để giải quyết mâu thuẫn là một hành động tích cực và có giá trị.
Nếu hành vi hung hăng của trẻ trở nên quá mức và các nỗ lực kiểm soát của phụ huynh không giúp đỡ được, bạn nên cân nhắc tham vấn với bác sĩ tâm lý. Khi trẻ có biểu hiện hung dữ không bình thường trong thời gian dài, hay khi trẻ sợ hãi hoặc gây gổ với những đứa trẻ khác, hoặc tấn công người lớn. Bác sĩ có thể giúp phân tích và tìm nguyên nhân của hành vi này, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp và cần thiết như tư vấn tâm lý cho trẻ.
Việc hỗ trợ trẻ hay đánh bạn trong việc giải quyết xung đột và phát triển một cách lành mạnh là một quá trình dài và yêu cầu sự quan tâm và sự hỗ trợ liên tục từ phía các bậc phụ huynh và các chuyên gia sức khỏe tâm lý nếu cần thiết. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ có môi trường phát triển tốt nhất và bé có thể học hỏi và phát triển một cách toàn diện.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.