Bạn đang loay hoay tìm kiếm những trò chơi phát triển IQ cho bé nhà mình? Đối với các bậc phụ huynh, ai cũng mong muốn con mình phát triển khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những trò chơi có thể giúp bé phát triển trí thông minh.
Một đứa trẻ phát triển toàn diện là một đứa trẻ không chỉ phát triển về thể chất, tinh thần mà cả trí tuệ nữa. Ngay từ khi con còn bé, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và hỗ trợ cho sự phát triển của con. Do đó, không ít phụ huynh tìm cho con những trò chơi phát triển IQ để không chỉ để con được chơi vui vẻ mà còn phát triển thật toàn diện.
Tìm hiểu sơ lược về khái niệm IQ?
IQ là chỉ số thông minh của bộ não. Người mà có chỉ số thông minh cao (IQ cao) là người có tư duy tốt, phản xạ nhanh và ngược lại người có chỉ số thông minh thấp (IQ thấp) sẽ kém hơn trong tư duy, độ phản xạ cũng chậm hơn.
Một người bình thường, chỉ số IQ sẽ ở trong khoảng từ 85 đến 115. Nếu một người có chỉ số IQ cao hơn 115 thì điều đó có nghĩa là họ sở hữu chỉ số IQ cao và có một bộ não tuyệt vời. Việc có chỉ số IQ cao với tư duy, phản xạ nhạy bén sẽ giúp bạn dễ dàng hơn tiếp cận các kiến thức, kỹ năng trong học tập cũng như công việc.
Vì sao nên cho con chơi trò chơi phát triển IQ?
Điều không thể chối cãi là những trò chơi phát triển IQ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của con bạn. Những trò chơi này giúp bé thỏa sức sáng tạo, không ngừng tò mò và làm giấy lên mong muốn học hỏi của con.
Ngoài ra, việc cho con cái chơi các trò chơi phát triển IQ nói riêng và các trò chơi khác nói chung còn giúp bé hoạt ngôn, lém lỉnh và năng động hơn đồng thời cũng giúp cuộc sống của con trở nên lý thú hơn.
Có nhiều trò chơi phát triển IQ khác nhau với các cấp độ khác nhau sẽ phù hợp với mỗi lứa tuổi và khả năng phát huy của con. Thông thường, các bé ở độ tuổi mẫu giáo trở lên (4 tuổi trở lên) thì có thể chơi những trò chơi hỗ trợ phát triển IQ này.
Gợi ý một vài trò chơi phát triển IQ dành cho bé ở tuổi học mẫu giáo
Với vô số các trò chơi cho trẻ em hiện nay thì đâu là trò chơi phát triển IQ cho bé hiệu quả?
Trò đóng vai nhân vật
Trò đóng vai nhân vật có thể giúp con phát triển khả năng phản xạ và hoạt ngôn. Nếu bạn muốn chơi cùng con hoặc có nhiều bé muốn cùng chơi với nhau thì bạn có thể gợi ý cho con chơi trò đóng vai thành nhân vật và diễn kịch. Mỗi người tham gia đóng vai thành một nhân vật khác nhau. Con có thể thỏa thích đóng vai thành bất cứ ai mà con thích. Ví dụ như một siêu anh hùng, một nàng công chúa hoặc một người có nghề nghiệp mà con thích như cảnh sát giao thông, y tá, bác sĩ hay cô giáo,... thậm chí bé cũng có thể là một cây hoa, một con vật bất kỳ miễn là con thích.
Sau khi đã chọn nhân vật xong, các con sẽ hóa thân thành nhân vật đó với cử chỉ và lời thoại sao cho giống với nét đặc trưng của nhân vật. Lời thoại có thể đã được xây dựng trước đó hoặc ngẫu nhiên theo ý muốn của bé. Trò chơi này giúp bé tự tin, mạnh dạng hơn trong việc thể hiện bản thân, trau dồi khả năng diễn đạt về ngôn ngữ và hình thể cũng như rèn luyện cho con khả năng tưởng tượng trong việc hóa thân.
Trò chơi lắp ghép hình
Một trong những trò chơi rất phổ biến được nhiều bố mẹ chọn cho con chơi đó là trò lắp ghép hình, trò chơi này sẽ giúp trẻ tư duy về hình thể. Chỉ với các thanh ghép hình vuông, chữ nhật, hình tròn, tam giác,... với các màu sắc khác nhau trông thì có vẻ đơn giản. Tưởng chừng như chỉ để con chơi cho bớt nhàm chán thì nó lại đem lại nhiều công dụng hơn cho con của bạn hơn là những gì bạn nghĩ.
Việc cho con chơi trò này có thể giúp con nhận diện được các hình thù, màu sắc, thực hành làm theo hướng dẫn, ghi nhớ cách lắp ghép, với những bé tư duy sáng tạo tốt còn có thể có những hình dung và tưởng tượng về sự vật, hình thể mà bé muốn lắp ghép. Bạn có thể hướng dẫn con hoặc để con tự chơi nếu con muốn được tự chơi và ghép ra hình thù theo ý thích của con.
Trò chơi đoán đồ vật
Một trò chơi khá thú vị khác có thể giúp cho IQ của con phát triển bằng cách phát huy khả năng liên tưởng, đó là trò chơi đoán đồ vật. Bạn có thể tạm thời che mắt con lại bằng dải lụa mềm (nhớ là không siết chặt vì có thể khiến bé bị đau và khó chịu) và chọn một món đồ bất kỳ đề con sờ và đoán tên món đồ đó. Hoặc tốt hơn là nên bỏ đồ vật vào hộp kín mà con không thể thấy được bên trong, đục một chiếc lỗ nhỏ vừa tay con. Bỏ đồ vật vào trong để con đưa tay vào sờ và đoán xem món đồ phía trong hộp là gì. Trò chơi này có thể giúp bé vận động não nhớ lại, liên tưởng và sáng tạo để tìm được tên chính xác của món đồ phải đoán.
Trên đây là một vài gợi ý về các trò chơi phát triển IQ cho bé ở độ tuổi học mẫu giáo. Ngoài những trò nêu trên thì vẫn còn rất nhiều các trò chơi khác mà các bạn có thể tìm hoặc sáng tạo thêm cho con chơi. Cùng với đó, các bậc phụ huynh cũng hãy lưu ý rằng ý nghĩa của việc chơi trò chơi là để hỗ trợ và mang lại niềm vui cho con là chính vì thế đừng quá bắt ép con. Cuối cùng, chúc cho tất cả các bé đều lớn lên và phát triển một cách thật toàn diện.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.