Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Viêm đường tiết niệu uống gì để mau hết bệnh?

Ngày 14/09/2022
Kích thước chữ

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp, gây ra bởi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn vào hệ tiết niệu và gây viêm nhiễm. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ tác động tích cực đến quá trình điều trị, giúp đào thải các chất cặn bã, tăng cường sức đề kháng. Vậy bệnh nhân viêm đường tiết niệu uống gì và ăn gì để mau hết bệnh?

Người bệnh nếu không có các biện pháp chăm sóc hiệu quả, viêm đường tiết niệu có thể tiến triển nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu ăn gì cho mau hết bệnh?

Thực phẩm chứa probiotic

Probiotic là dạng men vi sinh đem lại nhiều lợi ích cho đường ruột cũng như hệ miễn dịch. Probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng cường lợi khuẩn đồng thời tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng probiotic sẽ hỗ trợ hiệu quả tình trạng viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, loại men này còn được xem như hàng rào tự nhiên bảo vệ cơ thể tránh được nhiều căn bệnh phụ khoa, nam khoa.

Cơ thể không thể tự sản xuất probiotic nên nguồn chủ yếu của loại men này đến từ các thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày. Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu có thể bổ sung probiotic thông qua những thực phẩm lên men như sữa chua, sữa lên men sống, sữa bơ, dưa chuột muối, kim chi muối,... hoặc các chế phẩm sinh học khác.

Viêm đường tiết niệu uống gì để mau hết bệnh? 1

Probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng cường lợi khuẩn

Thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C (hay còn có tên khoa học là acid ascorbic) là một trong những loại vitamin rất quan trọng đối với cơ thể. Vitamin C đem lại công dụng ngăn chặn sự xâm nhập của những loại vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh khác. 

Nhờ khả năng này mà vitamin C có thể ức chế sự sinh sôi, phát triển của E.coli - loại vi khuẩn chiếm 90% nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, vitamin C còn có thể giúp giảm nồng độ acid của nước tiểu, phụ hồi các tổn thương xuất hiện do tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Bệnh nhân viêm đường tiết niệu được khuyến cáo nên bổ sung 5000mg vitamin C mỗi ngày. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin C ban có thể thêm vào thực đơn hằng ngày của mình là các loại trái cây, rau xanh như ổi, chanh, cam, kiwi, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, cà chua,...

Nam việt quất

Trong quả nam việt quất có chứa nhiều proanthocyanidin. Đây là chất có khả năng ngăn chặn sự liên kết của vi khuẩn E.coli với các tế bào trong đường tiết niệu, khiến vi khuẩn không thể bám vào thành đường tiết niệu và gây bệnh được. Bên cạnh đó, việt quất cũng rất giàu chất chống oxy hóa nên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Bạn có thể sử dụng quả nam việt quất tươi hoặc nước ép việt quất để nhanh khỏi viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu uống gì để mau hết bệnh? 2

Việt quất giàu chất chống oxy hóa nên giúp tăng cường sức đề kháng

Gừng, tỏi

Gừng và tỏi là hai loại củ quen thuộc trong căn bếp của gia đình Việt nhưng bạn đã biết đến công dụng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu của chúng chưa? Gừng và tỏi rất giàu Allicin và những hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn. Những chất này sẽ đem lại khả năng ức chế, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại, trong đó có vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Không những vậy, gừng và tỏi cũng giúp sát khuẩn cho những vùng niêm mạc bị tổn thương khi viêm đường tiết niệu xảy ra.

Viêm đường tiết niệu uống gì để mau hết bệnh?

Bên cạnh bữa ăn hằng ngày, những loại thức uống bệnh nhân viêm đường tiết niệu sử dụng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Nước lọc

Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày là việc làm cực kỳ cần thiết nếu bạn muốn nhanh chóng đẩy lùi viêm đường tiết niệu. Bổ sung đủ nước sẽ tăng cường quá trình lọc máu của thận, các chất độc, cặn bã sẽ được đào thải ra ngoài nhiều hơn, từ đó giảm tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bạn uống không đủ nước, các chất cặn bã sẽ lắng đọng lại và có thể sẽ hình thành sỏi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Viêm đường tiết niệu uống gì để mau hết bệnh? 3

Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày là việc làm cực kỳ cần thiết

Dấm táo

Dấm táo chứa nhiều enzym và các loại khoáng chất thiết yếu, chẳng hạn như kali giúp ức chế sự hoạt động của vi khuẩn E.coli. Ngoài ra, dấm táo còn rất giàu axit axetic, đem lại công dụng cân bằng hệ vi sinh, tăng cường lợi khuẩn đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có hại. 

Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu có thể hoàn một ít dấm táo với nước cốt chanh, mật ong và nước sạch và uống 2 lần mỗi ngày để bệnh nhanh khỏi.

Nước râu bắp

Nước râu bắp sẽ cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu hiệu quả bằng cách làm thanh nhiệt, giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh. Bệnh nhân viêm đường tiết niệu tiến hành đun râu bắp với lá mã đề, có thể cho thêm đường trắng để dễ uống hơn. Uống với tần suất 3 lần/ ngày, duy trì liên tục trong 3 ngày và nên uống khi đói bụng.

Viêm đường tiết niệu uống gì để mau hết bệnh? 4

Nước râu bắp cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu hiệu quả

Trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc thường có nhiều polyphenol. Đây là loại chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Đặc biệt đối với trà xanh, loại trà này còn chứa thêm EGCG- một chất được chứng minh có khả năng chống lại vi khuẩn E.coli hiệu quả. Hãy pha cho mình 1 ly trà mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn bạn nhé!

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị, chăm sóc hiệu quả khi bị bệnh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết khi bị viêm đường tiết niệu thì nên ăn gì, uống gì, từ đó bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin