Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tuyến Bartholin là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây ra nhiều khó chịu và e ngại cho người bệnh nhưng không phải ai cũng biết cách để phòng ngừa và điều trị triệt để.
Bệnh viêm tuyến Bartholin được nhiều chị em quan tâm, không chỉ bởi những tác động của bệnh đến cơ thể, mà còn ảnh hưởng đến các sinh hoạt trong cuộc sống.
Bên cạnh những căn bệnh phụ khoa đe dọa đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ, thì bệnh viêm nhiễm tuyến Bartholin cũng là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vậy thực chất đây là căn bệnh gì, có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Tuyến Bartholin (hay nang Bartholin) là một tuyến ngoại tiết đôi ở cơ quan sinh dục nữ. Tuyến này có dạng lỗ hình cầu, đường kính khoảng 1cm, nằm ở vùng dưới da giữa môi lớn và môi nhỏ trong hai bên thành âm đạo.
Chức năng của tuyến Bartholin là tiết ra dịch nhầy để bôi trơn, làm sạch “cô bé”, bảo vệ thành của âm đạo và âm hộ trước những ma sát, đặc biệt là trong quá trình quan hệ tình dục. Ngoài ra, tuyến này cũng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài vào trong âm đạo. Đây là tuyến ngoại tiết hoạt động mạnh mẽ khi phụ nữ vào độ tuổi dậy thì và sinh đẻ.
Khi bị viêm, tuyến Bartholin sẽ sưng đỏ ở một hoặc cả hai bên thành âm đạo dưới dạng u nang. Nếu chất lỏng bên trong u nang viêm bị nhiễm trùng sẽ tạo thành mủ bao quanh ổ viêm. Tình trạng viêm u nang tuyến Bartholin xảy ra ở khoảng 2% nữ giới. Nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 20 - 29 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Đây không phải là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục và không bị lây truyền từ người sang người.
Việc điều trị viêm nhiễm tuyến Bartholin phụ thuộc vào kích thước ổ viêm, mức độ gây đau và ổ viêm có bị nhiễm trùng hay không. Thông thường, người bị viêm tuyến này chỉ cần chăm sóc và điều trị tại nhà. Nhưng một số trường hợp khác cần phải phẫu thuật để dẫn lưu u nang. Nếu bị nhiễm trùng thì bác sĩ còn phải kê thuốc kháng sinh để điều trị.
Nguyên nhân phổ biến của viêm tuyến Bartholin là do các ống dẫn tuyến bị tắc nghẽn. Trong khi tuyến vẫn tiết ra dịch nhầy gây ứ đọng dịch trong các nang Bartholin, dẫn đến các ổ dịch rồi sau đó vi khuẩn mới xâm nhập gây viêm.
Viêm tuyến ngoại tiết Bartholin có thể do cơ quan sinh dục nữ bị viêm nhiễm, dẫn đến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm các tuyến xung quanh âm đạo. Những nguy cơ dễ dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ có thể kể đến:
Các tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông va đập mạnh vào vùng kín cũng dễ gây ra các tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Tùy vào mức độ chấn thương mà dẫn đến sự phát triển của bệnh. Có thể kèm theo cả những biến chứng khác như dập âm hộ, vỡ âm đạo,...
Ở giai đoạn đầu, khi các u nang viêm mới có kích thước nhỏ thì chúng sẽ không gây ra triệu chứng nào. Các ổ viêm thường được phát hiện khi thấy khối nhỏ nằm ngay bên ngoài cửa âm đạo hoặc do bác sĩ thăm khám phụ khoa phát hiện.
Tuy nhiên, nếu ổ viêm phát triển thành nang có đường kính lớn hơn 1cm, chúng sẽ bắt đầu gây đau, khó chịu khi ngồi và trong khi quan hệ tình dục. Nếu ổ viêm ở tuyến Bartholin bị nhiễm trùng sẽ trở nên sưng cứng, chứa đầy dịch mủ. Người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, cảm giác đau rát, khó đi đứng. Nang Bartholin khi nhiễm trùng sẽ tạo thành ổ áp xe phát triển rất nhanh chỉ trong vòng 2 - 4 ngày.
Khi viêm, tuyến Bartholin sẽ không tiết ra chất nhờn trong âm đạo nữa nên sẽ làm khô âm đạo và đau rát trong lúc quan hệ tình dục. Đồng thời, các ổ viêm sẽ kích thích lên bàng quang khiến người bệnh bị rối loạn tiểu tiện.
Áp xe tuyến Bartholin thường sẽ chỉ bị ở một bên cửa âm đạo. Để biết được mức độ nguy hiểm của ổ viêm, người bệnh cần phải theo dõi nhiều triệu chứng khác như độ rộng vùng viêm nhiễm, khả năng bị nhiễm trùng, mức độ đau của bệnh.
Bệnh viêm tuyến Bartholin chỉ được phát hiện khi phụ nữ đi khám phụ khoa. Để chẩn đoán được bệnh, bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử cũng như kiểm tra vùng âm đạo của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng gạc để lấy mẫu bệnh phẩm và tiến hành xét nghiệm để có những chẩn đoán chính xác nhất.
Qua quá trình thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị viêm Bartholin hợp lý. Có ba cách để điều trị căn bệnh này.
Đối với những nang Bartholin có kích thước nhỏ, có thể sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc có thể được kê để điều trị viêm nhiễm tuyến Bartholin là:
Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng sẽ xem xét có cần cho “đối tác” của người bệnh uống thuốc cùng không để hạn chế việc bệnh tái phát dai dẳng.
Đối với các ổ viêm Bartholin đã tiến triển nặng, hình thành các ổ áp xe, nang cứng gây sưng đau, nhiễm trùng, chảy mủ, thì phải thực hiện các tiểu phẫu để chữa trị. Có hai cách phẫu thuật phổ biến:
Bên cạnh phương pháp dùng thuốc và phẫu thuật, thì bệnh nhân cũng phải tự bảo vệ cơ quan sinh dục tại nhà để bệnh tự khỏi như:
Mặc dù bệnh viêm tuyến Bartholin là một bệnh lý khá hiếm gặp, có thể tự điều trị tại nhà, nhưng nó vẫn mang lại những bất tiện nhất định trong cuộc sống. Vì vậy, nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín, hãy đi thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, chị em nên sử dụng thêm các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, thuốc điều chỉnh nội tiết tố nữ giúp giữ gìn môi trường vùng kín luôn sạch sẽ và cân bằng. Các sản phẩm này hiện có sẵn tại hệ thống Nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.