Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có chữa được không?

Ngày 31/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có chữa được không? Chữa bằng cách nào? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi này.

Viêm tuyến tiền liệt được phân loại thành tình trạng cấp tính và mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt có đắt không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé!

Tổng quan về bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính?

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là tình trạng viêm nhiễm tiền liệt tuyến, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống của nam giới. Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác buốt rát khi tiểu, những cơn đau ở vùng chậu, thắt lưng, khi quan hệ tình dục hay thậm chí là đau lan tỏa ở hậu môn.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có chữa được không? 1
Giải đáp viêm tuyến tiền liệt mãn tính có chữa được không?

Trong viêm tiền liệt tuyến mãn tính, có 2 thể lâm sàng thường gặp:

  • Các biểu hiện về rối loạn tiểu tiện hay rối loạn xuất tinh: Tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu đêm nhiều, đau buốt khi xuất tinh,…
  • Đau vùng chậu mãn tính: Đau vùng bụng dưới, rát vùng trên xương mu hay đau tầng sinh môn.

Các bác sĩ cũng dựa vào tính chất của 2 lâm sàng này cùng với một số xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phân loại viêm tuyến tiền liệt mãn tính

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính được phân loại thành 2 dạng chính dựa vào biểu hiện viêm tuyến tiền liệt lâm sàng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn

Thể bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn thường bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Một là do sự tái phát liên tục các cơn viêm tuyến tiền liệt cấp tính hoặc trì hoãn tiếp nhận điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp.

Dù viêm tuyến tiền liệt cấp tính có thể được điều trị thành công, tuy nhiên, nếu người bệnh không chăm sóc tốt vùng tiết niệu hoặc không tuân thủ phác đồ trị liệu, bệnh có thể tái phát nhiều lần. Sự tái phát này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây tổn thương lớn đến tuyến tiền liệt.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có hội chứng đau vùng chậu mãn tính

Đúng như tên gọi, thể bệnh này sẽ đặc trưng bởi những cơn đau dai dẳng xuất hiện xung quanh vùng chậu. Các cơn đau này không cần liên tục xuất hiện mỗi ngày nhưng triệu chứng đau kéo dài trên 6 tháng được xem là hội chứng đau vùng chậu mãn tính.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có chữa được không? 2
Cơn đau vùng chậu kéo dài trên 6 tháng được xem là mãn tính

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có hội chứng đau vùng chậu mãn tính vẫn được cho là không rõ căn nguyên bởi vì cho đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau. Chính vì thế, thể lâm sàng này cũng khó điều trị hơn.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có chữa được không?

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là tình trạng bệnh lý phức tạp và đòi hỏi sự cẩn thận trong việc điều trị chăm sóc. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng đây là căn bệnh khó có thể điều trị dứt điểm. Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tối ưu nhất cho bệnh nhân mắc phải căn bệnh này là cải thiện triệu chứng bằng cách kết hợp giữa việc dùng thuốc và thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có chữa được không? 3
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính khó có thể trị dứt điểm

Chế độ ăn uống cân đối và lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Nên tìm hiểu về vấn đề viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng ăn gì để có kế hoạch ăn uống hợp lý. Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn gây kích thích tiền liệt, như cà phê và cay, cũng như tăng cường việc uống nước và tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp cải thiện các triệu chứng của thể lâm sàng đang mắc phải.

Fluoroquinolon là thuốc kháng sinh chữa viêm tuyến tiền liệt phổ biến được sử dụng chủ yếu cho thể viêm do vi khuẩn với phác đồ kéo dài 12 tuần. Các thuốc kháng viêm như NSAID hay thuốc chẹn alpha được dùng để giảm đau, tình trạng viêm và các triệu chứng tiết niệu.

Ngoài ra, ở thể bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính có hội chứng đau vùng chậu mạn, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị rối loạn lo âu,…

Phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt mãn tính

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là bệnh kéo dài và khó có thể chữa trị thành công hoàn toàn. Do đó, phương pháp tốt nhất là tìm cách phòng chống viêm tuyến tiền liệt để đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn và cả gia đình bạn.

Đầu tiên, việc giữ gìn vệ sinh cơ thể thật tốt, đặc biệt là cơ quan sinh dục nên được chú trọng. Như đã đề cập bên trên, căn nguyên của bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính phổ biến nhất là nhiễm trùng. Vì thế, giữ gìn một thân thể sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn xâm nhập cơ thể bằng niệu đạo.

Ở những đối tượng từng mắc viêm tuyến tiền liệt cấp tính, cần lưu ý bảo vệ sức khỏe niệu đạo cẩn thận hơn nhằm hạn chế tối đa sự tái phát của bệnh.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của một số chuyên gia y tế, thường xuyên uống nước và không nhịn tiểu sẽ là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa không chỉ bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính mà còn là tất cả các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản ở nam giới.

Tóm lại, viêm tuyến tiền liệt mãn tính có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người nam. Nhìn chung, viêm tuyến tiền liệt mãn tính dù ở thể lâm sàng nào cũng khó có thể điều trị dứt điểm. Các bác sĩ sẽ thường tập trung vào duy trì sức khỏe và cải thiện triệu chứng ở người bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất để giải đáp cho thắc mắc viêm tuyến tiền liệt mãn tính có chữa được không. Theo dõi nhiều bài viết mới tại trang web Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm kiến thức nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của cả bạn và gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm