Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Vitamin B có mấy loại? Công dụng của từng loại vitamin B

Ngày 02/08/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vitamin B có rất nhiều loại, như vitamin B1, B2, B6, B12,... Mỗi loại vitamin nhóm B đều đóng một vai trò dinh dưỡng khác nhau. Đó là những vai trò gì?

Vitamin B là một loại vitamin hòa tan trong nước, đóng vai trò trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Vitamin B bao gồm vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12. Mỗi loại vitamin B sẽ có những vai trò riêng trong quá trình phát triển của cơ thể, kể cả hoạt động và sự phát triển của hệ thần kinh, các cơ quan khác như da và tóc. Cùng tìm hiểu những vai trò cụ thể của các nhóm vitamin B này nhé.

Vitamin B1

Vitamin B1 hay còn được gọi là Thiamine, giữ chức năng tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ trong việc tạo máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất carbohydrate, giữ vai trò quan trọng trong việc giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách bình thường.

Vitamin B1 tối ưu hóa hoạt động nhận thức của não, sản sinh năng lượng, giúp cơ thể luôn năng động và khỏe khoắn, kích thích vị giác, tạo sự ngon miệng khi ăn. Vitamin này rất cần thiết trong việc tăng cường các cơ của hệ dạ dày, hệ tiêu hóa.

Đồng thời, Thiamine bảo vệ cơ thể trước các dấu hiệu tuổi tác do quá trình lão hóa, hút thuốc, uống rượu bia. Việc bổ sung vitamin B1 giúp ngăn ngừa bệnh phù thũng, bệnh liên quan đến hệ thần kinh.

Nguồn thực phẩm chứa vitamin B1 là gạo lứt, lòng đỏ trứng, thịt lợn, gan, ngũ cốc,...

Vitamin B1 hay còn được gọi là Thiamine

Vitamin B2

Vitamin B2 có tên gọi khác là Riboflavin, đóng vai trò trong sự hình thành hồng cầu, tế bào hô hấp, sản xuất các kháng thể. Việc bổ sung một lượng đầy đủ vitamin B2 sẽ giảm mỏi mắt, phòng tránh và điều trị chứng đục thủy tinh thể.

Riboflavin còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, kết hợp với vitamin A, có công dụng duy trì và cải thiện độ kết dính của đường tiêu hóa. Vitamin B2 thúc đẩy việc sử dụng oxy các mô da, móng tay, có thể duy trì và cải thiện độ kết dính của đường tiêu hóa. Riboflavin thúc đẩy việc sử dụng oxy của các mô da, tóc và móng tay.

Đối với các bà mẹ mang thai, việc bổ sung vitamin B2 là rất cần thiết. Bởi vì khi thiếu hụt vitamin B2 sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B2 là lòng đỏ trứng, phô mai, thịt, sữa, rau bina, ngũ cốc, các loại trái cây...

Vitamin B3

Vitamin B3 là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho tuần hoàn máu và giúp cho làn da khỏe mạnh. B3 giữ các chức năng của hệ thần kinh, góp phần vào việc chuyển hóa của carbohydrate, protein và chất béo.

Vitamin B3 giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt, có vai trò trong bài tiết mật, dịch tiêu hóa và tổng hợp các hormone tình dục.

Vitamin B3 được tìm thấy trong gan bò, men bia, trứng, cá, khoai tây, cà rốt,... và các thảo dược như cỏ đinh lăng, chi ngưu bàng, bạc hà,...

Vitamin B3 giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Vitamin B5

Vitamin B5 còn có tên gọi khác là Axit pantothenic, đóng vai trò giảm stress, sản xuất các hormone tuyến thượng thận và tạo ra các chất kháng sinh, nhờ đó mà nó giúp hấp thụ vitamin, chuyển hóa chất béo, protein, carbohydrate thành nguồn năng lượng cho cơ thể.

Axit pantothenic còn liên quan đến quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, rất cần thiết cho các tế bào trong cơ thể và tập trung trong các cơ quan, chống lại bệnh thiếu máu trong cơ thể.

Để bổ sung vitamin B5, bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày các thực phẩm chứa nhiều vitamin B5 như thịt bò, trứng, rau tươi, bơ, gan, các loại đậu,...

Vitamin B6

Vitamin B6 hay còn được gọi là Pyridoxine, rất cần thiết cho quá trình sản xuất HCl, sự hấp thụ chất béo và protein trong cơ thể. Vitamin B6 giúp đảm bảo sự cân bằng giữa Na và Ka, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào hồng cầu.

Pyridoxine còn đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại ung thư, chống xơ cứng động mạch. Ngoài ra, vitamin B6 còn có chức năng kích hoạt nhiều enzyme, tăng khả năng hấp thụ vitamin B12 trong hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng.

Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B6 sẽ gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, viêm da, nổi mụn, vết thương lâu lành,... do đó, bạn cần phải bổ sung nhiều vitamin B6 để cơ thể luôn khỏe mạnh và không gặp những triệu chứng được liệt kê ở trên.

Bổ sung vitamin B6 thông qua các thực phẩm như men bia, cà rốt, thịt, đậu, rau bina, quả óc chó,...

Vitamin B6 hay còn được gọi là Pyridoxine

Vitamin B7

Vitamin B7 còn có tên gọi khác là Biotin, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào và là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ các enzymes phân hủy carbohydrates, protein và chất béo trong thực phẩm.

Biotin giúp được cơ thể hấp thụ và đảm nhiệm vai trò giúp da, tóc, móng tay chân khỏe mạnh. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B7 có thể dẫn đến rụng tóc, da nứt nẻ, móng tay dễ gãy.

Bạn có thể bổ sung vitamin này bằng các loại thực phẩm chức năng, vì việc duy trì sức khoẻ cho da, tóc, móng luôn rất quan trọng đối với chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung.

Vitamin B7 dễ dàng được tìm thấy trong các thực phẩm như quả óc chó, đậu phộng, ngũ cốc, sữa và lòng đỏ trứng.

Vitamin B9

Vitamin B9 rất cần thiết cho quá trình tạo ra tế bào mới. Nhu cầu về vitamin B9 là rất quan trọng trong phụ nữ mang thai và trẻ em. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc nhân đôi ADN và tránh đột biến ADN.

Nhờ vào chức năng giúp tái tạo tế bào, vitamin B9 được sử dụng để phục hồi sinh lực cho các cơ quan nội tạng, tổn thương tế bào. Việc nạp vitamin B9 cho cơ thể sẽ giúp giảm thiểu khả năng nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Các nguồn dinh dưỡng vitamin B9 chủ yếu có trong rau cải xanh, súp lơ, rau diếp cá, các loại đậu,...

Vitamin B12

Vitamin B12 có vai trò trong quá trình phân chia và sinh trưởng của các tế bào trong cơ thể, rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, hình thành tế bào hồng cầu và ảnh hưởng đến trung ương thần kinh.

Tình trạng thiếu vitamin B12 được xảy ra nhiều ở những người ăn chay trường, do đa số vitamin B12 thường có nhiều trong thịt cá, các thực phẩm mặn. Vì vậy, đối với những người ăn chay trường thì có thể cung cấp vitamin B12 thông qua các thực phẩm chức năng.

Trên đây là bài viết chi tiết về các loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Hãy đảm bảo cơ thể bạn luôn được nạp đầy đủ và đúng liều lượng các loại vitamin B cần thiết để có một sức khỏe tốt nhất nhé.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết Chung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.