Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vitamin K có tác dụng gì cho da? Tác dụng phụ bạn nên biết

Ngày 19/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phụ nữ muốn có làn da đẹp không thể thiếu vitamin K. Một chế độ ăn uống giàu vitamin K hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa vitamin K là rất quan trọng để có làn da khỏe mạnh. Cụ thể vitamin K có tác dụng gì cho da mời bạn theo dõi tiếp bài viết.

Một thói quen chăm sóc da đúng cách cùng với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là bí quyết để giữ cho làn da luôn săn chắc và khỏe mạnh. Trong đó, vitamin K được coi là một trong những yếu tố cần giúp cải thiện vẻ đẹp của làn da. Vitamin k có tác dụng gì cho da?

Vitamin K có tác dụng gì cho da?

Cải thiện độ đàn hồi da, giảm rạn nứt

Nếu bạn đang thắc mắc vitamin k có tác dụng gì cho da thì cải thiện các vết rạn da là một trong những câu trả lời. Do khả năng tăng độ đàn hồi, vitamin K có thể làm cho làn da dễ bị rạn da sáng và rạng rỡ hơn một chút.

Tương tự như nghiên cứu về quầng thâm dưới mắt năm 2004 cho thấy vitamin K rất hữu ích trong việc giảm quầng thâm và nếp nhăn. Nhưng trong trường hợp này, vitamin K được kết hợp với vitamin C, E và retinol.

Ngăn ngừa nếp nhăn

Nếp nhăn và da chảy xệ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy làn da đang mất đi độ đàn hồi. Khu vực đầu tiên cho thấy dấu hiệu lão hóa nhanh nhất là khuôn mặt. Lượng protein giảm dần theo theo thời gian sẽ hình thành nếp nhăn trên khuôn mặt. Hãy bổ sung ngay vitamin K vào chế độ ăn để bảo toàn protein, giảm và ngăn ngừa nếp nhăn sớm.

Vitamin K có tác dụng gì cho da? Tác dụng phụ bạn nên biết 1
Vitamin K có tác dụng gì cho da? Vitamin K giúp bảo toàn protein, ngăn ngừa lão hoá da

Giảm bầm tím nhanh

Kem vitamin K có hữu ích trong việc chăm sóc da sau phẫu thuật nhờ khả năng kiểm soát máu đông. Quá trình này gây ra vết bầm tím do da bị tổn thương, các mao mạch máu dưới da bị tổn thương và hình thành các cục máu đông có màu tím hoặc xanh và tồn tại trong một thời gian. Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bôi vitamin K lên da sau khi điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật sẽ làm giảm bầm tím hay đông máu.

Giảm viêm

Một lợi ích khác của vitamin K đối với da là nó có đặc tính chống viêm, cải thiện tình trạng viêm da do chàm hoặc bệnh vảy nến

Chống tia UV

Giống như vitamin C và E, vitamin K được nghiên cứu có đặc tính chống oxy hóa, nghĩa là các tế bào của cơ thể được bảo vệ chống lại các gốc tự do. Bảo vệ làn da và mái tóc khỏi khói bụi, tia UV,… giúp da và tóc không bị tổn thương và yếu đi.

Giảm quầng thâm mắt

Một nghiên cứu tại trường Y khoa ở Tokyo với 57 tình nguyện viên có quầng thâm và nếp nhăn dưới mắt. Mỗi tình nguyện viên sử dụng một loại gel chứa 2% vitamin K cùng với retinol, vitamin A và C. Tám tuần sau, 27 người tham gia đã giảm được quầng thâm và cả nếp nhăn. 

Vitamin K có tác dụng gì cho da? Tác dụng phụ bạn nên biết 2
Vitamin K cùng với retinol, vitamin A và C giúp giảm quầng thâm và nếp nhăn

Một số tác dụng phụ của vitamin K với da mà bạn nên biết

Bạn không chỉ cần biết vitamin K có tác dụng gì cho da mà còn phải biết tác dụng phụ của việc sử dụng vitamin K. Vitamin K hầu như vô hại và an toàn cho mọi loại da, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể dùng vitamin K tuỳ ý.

Nếu bạn là đối tượng đông máu hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng vitamin K. Vì một số loại thuốc chống đông máu như warfarin, có thể ngăn chặn tác dụng của vitamin K trong cơ thể. Tiêu thụ một lượng lớn vitamin K cầm máu có thể thay đổi hoạt tính của loại thuốc này.

Coumadin cũng là một chất làm loãng máu phổ biến có tương tác với vitamin K. Do đó, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn đang dùng đồng thời vitamin K và E, vì điều này ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khi bổ sung vitamin K là chán ăn, khó thở, cứng khớp, xanh xao, phù nề, vàng mắt, giảm hoạt động,...

Các tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm: Khó thở, khó nuốt, choáng váng, mặt đỏ bừng,...

Những nguồn cung cấp vitamin K lành mạnh

Sau khi biết vitamin K có tác dụng gì cho da thì bạn cần biết nguồn vitamin K dồi dào và lành mạnh để bổ sung cho cơ thể.

Vitamin K được chia thành 2 loại chính là vitamin K1 và vitamin K2. Với vitamin K1, bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong rau xanh và một số loại dầu thực vật nên dễ dàng bổ sung cho cơ thể. Các loại rau lá xanh đậm như bông cải xanh hoặc rau bina chứa nhiều vitamin K1 rất dễ dàng để bổ sung cho cơ thể.

Vitamin K2 chủ yếu có trong rau lên men như natto (đậu nành lên men) và thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các loại thực phẩm điển hình giàu vitamin K2 là gan bò, natto, thịt gà, thịt xông khói, sữa béo nguyên chất,...

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi người nên bổ sung đủ đầy đủ cả vitamin K1 và K2 từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, bao gồm cả thực vật và động vật.

Mặc dù cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ vitamin K từ thực phẩm nhưng điều quan trọng cần lưu ý là vitamin K có thể được hấp thụ tốt hơn khi được tiêu thụ cùng với chất béo.

Vitamin K có tác dụng gì cho da? Tác dụng phụ bạn nên biết 3
Vitamin K dồi dào trong thực phẩm dễ dàng bổ sung cho cơ thể

Cần bổ sung bao nhiêu vitamin K cho cơ thể?

Bên cạnh vitamin K có tác dụng gì cho da thì bạn nên biết cần bổ sung bao nhiêu vitamin K cho cơ thể là đủ. Hàm lượng vitamin K được khuyến nghị như sau:

  • Người trưởng thành thiếu hụt vitamin K do dùng thuốc hoặc ăn uống kém: 10 - 40mg/ngày.
  • Người trưởng thành có vấn đề đông máu: 5mg/ngày.
  • Người trưởng thành thiếu dinh dưỡng: 120mcg/ngày với nam và 90mcg/ngày với nữ.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2mcg/ngày.
  • Trẻ 6 - 12 tháng tuổi: 2.5mcg/ngày.
  • Trẻ em từ 1 - 3 tuổi: 55mcg/ngày.
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 60mcg/ngày.
  • Trẻ từ 14 - 18 tuổi: 75 mcg/ngày.

Bổ sung quá nhiều vitamin K cũng gây hại cho cơ thể. Trong mọi trường hợp không nên lạm dụng vitamin K hay bất kỳ loại vitamin nào khác. Không tự ý tăng, giảm liều lượng để tránh tác dụng phụ. Tính toán cẩn thận nhu cầu vitamin của cơ thể dựa trên thể trạng cơ thể, giới tính, tuổi tác, bệnh tật hoặc mức độ hoạt động của cơ thể. Bạn có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa trước khi bổ sung vitamin K phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm