Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Xăm môi ăn dứa có tốt không?

Ngày 04/11/2022
Kích thước chữ

Có nhiều loại thực phẩm giúp đôi môi sau khi xăm nhanh phục hồi, hạn chế biến chứng và lên màu đẹp. Có người cho rằng ăn dứa là giải pháp cho cả 3 vấn đề trên. Vậy sự thực, xăm môi ăn dứa có tốt không?

Xăm môi là cách làm đẹp đơn giản nhất giúp bạn sở hữu diện mạo tươi tắn. Nhưng để xăm môi đạt hiệu quả như mong đợi, chế độ ăn uống sau xăm môi rất quan trọng. Nhiều người truyền tai nhau kinh nghiệm ăn dứa sau xăm môi để lên màu đẹp. Vậy dưới góc độ chuyên môn, xăm môi ăn dứa có tốt không?

Xăm môi - phương pháp làm đẹp phổ biến nhất

Phun xăm môi để làm đẹp chẳng còn xa lạ gì với phái đẹp. Đây là phương pháp tạo màu cho đôi môi để khắc phục nhược điểm môi thâm sạm, loang màu. Bằng cách này, chị em có thể duy trì diện mạo tươi tắn mà không cần tô son mọi lúc, mọi nơi. Với cách làm đẹp này, các chuyên viên thẩm mỹ sẽ dùng một đầu kim chuyên dụng để trực tiếp bơm mực xăm xuống dưới lớp thượng bì của da môi. Vì thế, mực xăm được lưu giữ trong thời gian dài từ 1 năm đến nhiều năm. 

xăm môi ăn dứa có tốt không 1 Xăm môi sẽ tác động trực tiếp lên môi nên sẽ gây những tổn thương nhất định

Một đôi môi sau xăm đẹp cần đảm bảo các yếu tố: 

  • Môi lên màu chuẩn như màu người xăm môi lựa chọn ban đầu.
  • Màu môi đều, không có hiện tượng chỗ đậm, chỗ nhạt và loang màu.
  • Không có tình trạng thâm hay sẹo sau khi xăm môi.
  • Môi không gặp các biến chứng như mụn nước, mưng mủ.

Có nhiều yếu tố quyết định hiệu quả của quá trình xăm môi như: 

  • Trình độ của kỹ thuật viên xăm môi.
  • Chất lượng mực xăm.
  • Cơ địa từng người.
  • Kiêng khem và chăm sóc môi sau tiêm.

Nhiều chị em quan tâm xăm môi ăn dứa có tốt không vì các loại thực phẩm quyết định lớn đến tính thẩm mỹ của đôi môi. Có những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ sưng, viêm, mưng mủ, sẹo, thâm của môi sau khi xăm chúng ta cần tránh. Song song đó cũng có những thực phẩm giúp đôi môi nhanh phục hồi, lên màu đẹp, phòng ngừa biến chứng mà chúng ta nên ăn. Vậy trái dứa nằm trong nhóm nào? 

xăm môi ăn dứa có tốt không 2 Xăm môi ăn dứa có tốt không?

Xăm môi ăn dứa có tốt không?

Trái dứa hay trái thơm là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Dứa thường được sử dụng làm món tráng miệng, món ăn chơi, món giải nhiệt quen thuộc. Đây là loại trái cây có hàm lượng dưỡng chất phong phú và tốt cho sức khỏe. Và dứa là loại trái cây cực tốt với những người mới xăm môi. Lý do là gì?

  • Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và phong phú, trái dứa giúp đôi môi nhanh tái tạo và phục hồi sau khi xăm. 
  • Dứa có tác dụng giúp cơ thể nâng cao miễn dịch, phòng ngừa biến chứng sau xăm môi như sưng viêm, mưng mủ, mụn nước…
  • Dứa thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen, giúp đôi môi căng mọng, tươi trẻ, đầy sức sống.
  • Vitamin C trong trái dứa có tác dụng ức chế hình thành hắc sắc tố melanin. Đây là thủ phạm hàng đầu gây thâm xỉn môi sau khi phun xăm. Trong 100 gam dứa đã chứa tới 47,8 mg vitamin C trong khi mỗi ngày nữ giới chỉ cần 75 mg vitamin C là đủ. 
  • Vitamin C cũng nổi tiếng với công dụng giúp môi sau khi phun xăm lên màu đẹp và chuẩn hơn.
xăm môi ăn dứa có tốt không 3 Dứa là loại trái cây tốt cho người mới xăm môi

Ăn dứa đúng cách để môi lên màu đẹp

Dù sau khi xăm môi ăn dứa rất tốt, nhưng chúng ta cũng cần biết ăn dứa đúng cách. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, chúng ta cần lưu ý những điều sau: 

  • Trong 2 ngày đầu sau xăm môi không nên ăn dứa. Vị chua tự nhiên trong trái dứa có thể khiến đôi môi bị xót. Vì quá trình xăm môi, những mũi kim chuyên dụng chắc chắn sẽ tạo ra những tổn thương nhất định lên đôi môi. 
  • Từ ngày thứ 3 trở đi, bạn có thể bắt đầu ăn dứa, tuy nhiên trước khi ăn nên sơ chế sạch sẽ, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Ngoài ăn dứa tươi, bạn cũng có thể làm sinh tố dứa, nước ép dứa để thưởng thức hàng ngày. 
  • Với người bình thường, lượng dứa phù hợp để tiêu thụ mỗi ngày khoảng 1/2 trái dứa. Dứa đã được nấu chín thành món ăn không có hiệu quả như dứa tươi. Bạn không nên ăn quá nhiều dứa sẽ bị rát lưỡi và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 
  • Thời gian lý tưởng nhất là ăn dứa trong 1 tháng sau khi xăm môi. Việc này sẽ đảm bảo mực xăm lên màu tươi tắn, rực rỡ và chuẩn màu nhất.
  • Những chị em đang mắc bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường không nên ăn nhiều dứa mỗi ngày bởi dứa dễ làm đường huyết tăng cao. 
  • Người bị bệnh viêm khớp không nên ăn dứa vì dễ khiến tình trạng thêm trầm trọng. 
  • Không ăn dứa khi đói vì dễ bị ngộ độc dứa hay say dứa.
xăm môi ăn dứa có tốt không 4 Uống nước ép dứa sẽ tiện lợi hơn sau khi xăm môi và giảm rát lưỡi

Một số loại nước ép giúp môi lên màu đẹp

Xăm môi ăn dứa có tốt không? Câu trả lời là có. Nhưng với những bệnh nhân bị dạ dày, viêm khớp, tiểu đường, các bác sĩ khuyên rằng không nên sử dụng dứa sau khi xăm môi. Một số người cũng có thể gặp biểu hiện kích ứng ngứa, rát miệng khi ăn dứa. Lúc này, họ nên thay thế nước ép dứa bằng những loại nước ép củ quả tốt cho người xăm môi khác như: 

  • Nước cam ép vừa giàu vitamin C giúp môi lên màu đẹp vừa giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm viêm sưng hiệu quả. 
  • Nước ép lựu giàu vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm môi, giúp môi nhanh phục hồi. Loại nước ép này cũng giúp môi lên màu tự nhiên, bền đẹp hơn. 
  • Nước ép dưa hấu có thể giúp môi căng mọng, hồng hào, đầy sức sống. Dưa hấu kích thích tái tạo da, giúp làn môi sau xăm nhanh phục hồi. 
  • Nước ép cà rốt cũng là lựa chọn lý tưởng cho người xăm môi. Nếu như để ý bạn sẽ thấy, các loại nước ép có màu cam, đỏ rất tốt cho việc lên màu và duy trì màu sắc của đôi môi. Nước ép cà rốt giàu vitamin, giúp tăng đề kháng còn có thể phòng ngừa biến chứng sau xăm môi.

Vậy xăm môi ăn dứa có tốt không? Đối với những người sau khi xăm môi hoàn toàn có thể ăn dứa được bình thường nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục của môi. Chọn thực phẩm phù hợp chính là chăm sóc môi sau phun đúng cách để môi nhanh phục hồi, lên màu chuẩn đẹp. Nếu kết hợp sử dụng các loại son dưỡng tốt cho môi xăm, chắc chắn bạn sẽ sở hữu đôi môi lên màu hoàn hảo. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Xăm môi