Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Xăm môi ăn rau mồng tơi được không? Xăm môi nên ăn rau gì?

Ngày 18/11/2022
Kích thước chữ

Có rất nhiều thắc mắc về việc ăn uống sau xăm môi, một trong số đó là câu hỏi xăm môi ăn rau mồng tơi được không? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp xăm môi có được ăn rau mồng tơi không.

Theo khuyến nghị của các bác sĩ, bạn nên ăn nhiều rau xanh sau khi xăm môi để giúp nhanh phục hồi và lên màu đẹp. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng tốt cho người mới xăm môi. Rau mồng tơi rất quen thuộc trong bữa ăn gia đình và các nhà hàng truyền thống ở Việt Nam. Để biết xăm môi ăn rau mồng tơi được không, bạn xem bài viết này nhé!

Ăn rau mồng tơi có lợi ích gì?

Mồng tơi là rau có lá màu xanh đậm, chứa nhiều chất xơ hơn so với các loại rau sáng màu. Lá mồng tơi mọng nước, bên trong có chất nhớt. Ở Việt Nam, cây mồng tơi được trồng rất phổ biến làm rau ăn, bài thuốc dân gian và phù hợp mọi lứa tuổi. Liệu rằng xăm môi có được ăn rau mồng tơi không? Dưới đây là những lợi ích của rau mồng tơi đối với người mới xăm môi.

xăm môi ăn rau mồng tơi được không 1 Mồng tơi là rau phổ biến ở Việt Nam và có nhiều người thắc mắc xăm môi ăn rau mồng tơi được không?

Chữa lành vết thương giúp môi nhanh hồi phục

Theo Đông y, chất nhầy pectin trong lá rau mồng tơi có tác dụng cầm máu và điều trị vết thương. Mẹo dân gian ít người biết đến là giã nát rau mồng tơi, trộn với đường phèn rồi đắp vào vết thương sẽ giúp máu ngừng chảy và nhanh được làm lành. Như vậy, ăn rau mồng tơi cũng có thể làm dịu cảm giác châm chích sau xăm môi, thúc đẩy môi nhanh hồi phục.

Lưu thông khí huyết giúp lên màu môi đẹp hơn

Chất nhớt trong lá mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và kích thích khí huyết lưu thông. Lợi ích này này giúp tăng cường tuần hoàn máu ở môi, hỗ trợ lên màu môi tươi tắn. Trong lá mồng tơi chứa hợp chất saponin có công dụng ức chế hắc sắc tố, loại bỏ thâm sạm và cải thiện màu da. Sau khi xăm môi, bạn ăn rau mồng tơi sẽ ngăn ngừa bị xỉn màu, thâm môi.

Cung cấp độ ẩm, vitamin giúp môi căng mọng

Lá mồng tơi mọng nước giúp cấp ẩm, tránh tình trạng môi khô nứt sau khi xăm. Vitamin B3 và vitamin A trong rau mồng tơi cũng duy trì độ ẩm rất tốt. Nhờ vậy mà đôi môi sau khi xăm sẽ tăng độ mềm mịn, căng mọng. Các vitamin còn giúp tăng miễn dịch, chống viêm, loại bỏ thâm sạm. Với nguồn dưỡng chất này, thắc mắc xăm môi ăn rau mồng tơi được không được nhiều người cho là có.

xăm môi ăn rau mồng tơi được không 2 Ăn rau mồng tơi giúp môi căng mọng, mịn màng

Bổ sung chất xơ giúp chống viêm, chống lão hóa

Trong 100g rau mồng tơi chứa 2.1g chất xơ. Chất xơ có công dụng chống viêm, ngăn ngừa mụn, chống oxy hóa, cải thiện nếp nhăn. Ăn rau mồng tơi giúp bảo vệ môi sau khi xăm, chống lại các gốc tự do gây viêm nhiễm, sưng phồng. Chất xơ còn có tác dụng thúc đẩy vết thương nhanh lành. Nếu bạn muốn có bờ môi căng mọng, mịn màng và khỏe mạnh thì ăn rau mồng tơi rất tốt.

Xăm môi ăn rau mồng tơi được không?

Mặc dù mang tới nhiều lợi ích, nhưng xăm môi có được ăn rau mồng tơi không còn phải xét đến mặt tác hại nếu có. Rau mồng tơi khá lành tính, nhưng nó cũng có thể gây ra phản ứng không tốt đối với một số trường hợp. Bạn hoàn toàn có thể ăn rau mồng tơi sau khi xăm môi nếu khỏe mạnh. Tuy nhiên, xăm môi không nên ăn rau mồng tơi nếu sức khỏe có những vấn đề sau:

  • Mắc bệnh sỏi thận: Hợp chất Purin trong rau mồng tơi có thể chuyển hóa thành axit Uric trong cơ thể. Nó làm tăng canxi oxalate trong nước tiểu, nguy cơ phát triển sỏi thận nặng hơn.
  • Tiêu chảy, lạnh bụng: Chất nhầy của rau mồng tơi có tính nhuận tràng rất tốt. Ăn rau mồng tơi khi đang bị tiêu chảy, đau bụng dễ khiến tình trạng này trầm trọng thêm.
  • Mới lấy cao răng: Rau mồng tơi chứa axit Oxalic không hòa tan trong nước. Nó có thể để lại những mảng ố bám trên răng. Nếu mới lấy cao răng, bạn nên kiêng mồng tơi trong 2 tuần.
xăm môi ăn rau mồng tơi được không 3 Xăm môi ăn rau mồng tơi được không còn tùy vào thể trạng sức khỏe của bạn

Xăm môi ăn rau gì tốt nhất?

Hầu hết các loại rau củ quả đều tốt cho quá trình phục hồi sau phun xăm thẩm mỹ. Thế nhưng ăn rau nào tốt nhất cần dựa trên hàm lượng dưỡng chất có trong loại rau đó. Theo các chuyên gia, rau chứa nhiều vitamin A, vitamin C và E là tốt nhất cho việc giúp môi nhanh lành, căng mọng và lên màu đẹp.

Các loại rau chứa nhiều vitamin A

Vitamin A tăng cường miễn dịch, bảo vệ môi khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm. Vitamin A cũng thúc đẩy sản sinh tế bào mới giúp môi nhanh lành. Các tế bào mới trẻ và khỏe hỗ trợ lên màu môi tươi tắn. Các loại rau củ quả giàu vitamin A bạn nên ăn sau khi xăm môi là: Súp lơ xanh, cải bẹ xanh, đậu Hà Lan, diếp cá, ớt chuông, cà rốt, bí đỏ, cà chua, khoai lang.

Xăm môi ăn nhiều rau chứa vitamin C

Vitamin C chống thâm môi, giảm sưng phồng và chống viêm nhiễm sau phun xăm. Vitamin C cũng là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ sắt tối đa, cải thiện các tế bào hồng cầu ở môi giúp môi tươi tắn và hồng hào. Sau phun môi, bạn nên tăng cường ăn các loại rau củ quả: Cải bó xôi, bắp cải, súp lơ, cải thìa, cải xoăn, quả ổi, cam, dứa, dâu tây, ớt chuông, đu đủ, kiwi.

xăm môi ăn rau mồng tơi được không 4 Rau củ quả chứa nhiều vitamin C giúp phun môi thẩm mỹ nhanh phục hồi

Rau xanh giàu vitamin E tốt cho xăm môi

Bổ sung vitamin E duy trì độ ẩm cho môi mềm mượt, căng mọng, chống nhăn nheo và khô nứt. Vitamin E thúc đẩy tái tạo hồng cầu, kích thích sản sinh collagen hỗ trợ phục hồi tế bào sau những mũi phun xăm trên môi. Các loại rau củ quả giàu vitamin E có thể kể đến: Rau chân vịt, bông cải xanh, của cải, ớt chuông, măng tây, cà chua, bí đỏ, khoai lang, kiwi, lựu.

Bên cạnh việc bổ sung vitamin từ rau củ quả, bạn tham khảo thực phẩm chức năng vitamin và khoáng chất. Với hàm lượng vitamin dồi dào và chuyên sâu, cơ thể sẽ hấp thụ nhanh hơn và giúp môi phục hồi tốt hơn.

Thắc mắc xăm môi ăn rau mồng tơi được không đã được giải đáp kỹ lưỡng trong bài viết kể trên. Rau mồng tơi không gây hại đến quá trình phục hồi sau phun xăm. Đây là loại rau mà bạn rất nên bổ sung sau khi xăm môi hoặc xăm mày. Tuy nhiên, bạn lưu ý đến các trường hợp không nên ăn rau mồng tơi nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin