Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Xăm môi có được ăn canh cua không?

Ngày 30/11/2022
Kích thước chữ

Bạn khó kìm lòng trước món canh cua hấp dẫn nhưng vẫn băn khoăn xăm môi có ăn được canh cua không? Bạn xem giải đáp dưới đây để không còn thắc mắc xăm môi ăn canh cua được không nhé!

Canh cua là món ăn dân dã đậm đà hương vị đồng quê. Canh cua nấu từ thịt và gạch cua, kết hợp các món rau theo sở thích như: Rau đay, mồng tơi, mướp… Bên cạnh thắc mắc xăm môi ăn cua đồng được không, nhiều người cũng lăn tăn xăm môi có ăn được canh cua không? Canh cua cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho phục hồi phun xăm môi thẩm mỹ nhưng cũng tiềm ẩn tác hại.

Canh cua có chất gì tốt cho xăm môi?

Cua đồng hay cua biển đều cung cấp hàm lượng canxi dồi dào hơn các loại thực phẩm khác. Canxi trong 100g cua đồng đã làm sạch mai và yếm là 5040mg canxi, nhiều gấp 5 - 6 lần so với nhu cầu canxi hàng ngày tham khảo cho độ tuổi 24 - 50 tuổi. Theo phân tích, một con cua biển chứa khoảng 700mg canxi, đáp ứng từ 70 - 87,5% nhu cầu hàng ngày tham khảo.

Xăm môi có được ăn canh cua không? 1 Mới xăm môi có ăn được canh cua không?

Trung bình, để nấu một bát canh cua thì bạn sẽ dùng 200 - 300g cua đồng (chưa làm sạch) và 200g rau kết hợp. Ăn canh cua cung cấp canxi để duy trì vẻ đẹp của da, bao gồm cả môi. Nghiên cứu khoa học cho thấy thiếu hụt canxi sẽ khiến da bị khô, nhanh lão hóa. Trong canh cua còn chứa nhiều protein, các axit amin, omega-3, vitamin và khoáng chất tham gia vào phát triển tế bào.

Protein định hình cấu trúc mô tế bào, thúc đẩy sửa chữa tổn hại trên da. Các vitamin nhóm B giúp ngăn ngừa oxy hóa, dưỡng ẩm cho da và môi. Trong tự nhiên có 20 loại axit amin tham gia vào tổng hợp protein cho cơ thể. Cua đồng chứa 8 loại axit amin thiết yếu như: Lysine, leucine, methionine, isoleucine… Axit amin giữ ẩm, hỗ trợ môi phục hồi và mềm mượt.

Xăm môi có ăn được canh cua không?

Các chuyên gia phun xăm thẩm mỹ khuyên bạn ăn uống cẩn thận giúp bảo vệ, phục hồi môi sau xăm. Xăm môi ăn gì và kiêng ăn gì là thông tin mà bạn nên tìm hiểu và áp dụng cho đến khi môi lành hẳn. Có rất nhiều thực phẩm gây nóng trong người, dị ứng, sưng môi hoặc làm môi thâm xỉn, chậm lành. Cua là động vật có vỏ dễ gây dị ứng, bạn nên cân nhắc cẩn thận nếu muốn ăn canh cua.

Xăm môi có được ăn canh cua không? 2 Cua là động vật có vỏ dễ gây dị ứng nên tiềm ẩn rủi ro đối với môi sau xăm

Dị ứng cua đồng, cua biển có triệu chứng điển hình là mẩn ngứa, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, sưng mặt và sưng môi. Sau quá trình đâm kim siêu vi xăm mực, bạn cần tránh những tác động gây hại đến môi. Sưng môi do dị ứng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phục hồi và lên màu của môi. Những ai chưa từng ăn cua thì sau xăm môi nên kiêng canh cua 10 - 14 ngày.

Không dị ứng cua thì xăm môi ăn canh cua được không? Bạn có thể ăn nhưng chỉ ăn canh cua đồng, nấu chín kỹ và không ăn quá nhiều. Trong cua sống chứa nhiều sinh vật ký sinh, ăn cua chưa chín dễ bị nhiễm sán hoặc ký sinh trùng. Cua biển là hải sản chứa một số protein gây tăng sinh quá mức collagen dẫn tới sẹo lồi. Chất tanh của cua biển có thể gây ngứa ngáy ở vết thương hở.

Xăm môi có ăn được canh cua không cần xem xét thêm các loại rau nấu với cua. Có rất nhiều loại rau củ quả nấu với cua tạo thành món canh thơm ngon. Nhưng không phải loại rau nào bạn cũng có thể tùy ý ăn. Mới xăm môi xong không được ăn rau muống vì rau này dễ gây mưng mủ, hình thành sẹo lồi, thâm xỉn vết thương. Ăn canh cua rau muống cản trở môi phục hồi và lên màu.

Xăm môi có được ăn canh cua không? 3 Sau khi xăm môi, bạn không nên ăn canh cua đồng nấu rau muống

Canh cua đồng nấu rau gì không gây thâm môi?

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho người mới phun xăm thẩm mỹ. Ăn rau xanh cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất để cấp ẩm, chống oxy hóa và kích thích màu môi chuẩn đẹp. Dưới đây là một số loại rau lành tính mà xăm môi có thể ăn thoải mái.

Cua nấu rau dền

Ít ai biết rằng dinh dưỡng trong rau dền vượt trội hơn nhiều loại rau khác. Rau dền có hai loại phổ biến là đỏ và xanh. Hàm lượng dưỡng chất trong rau dền đỏ cao hơn. Cứ 100g rau dền đỏ thì có khoảng 80mg vitamin C, nhiều hơn mức khuyến nghị bổ sung hàng ngày. Vitamin C rất cần thiết cho tái tạo và tăng cường liên kết mô da, phục hồi môi sau xăm.

Rau mồng tơi

Mồng tơi là một trong những loại rau lý tưởng nhất để nấu canh cua. Mồng tơi giàu vitamin A, B, C và các chất chống oxy hóa saponin, pectin, polysaccharide. Đây là những yếu tố vi lượng tham gia vào bảo vệ và phục hồi tế bào bị tổn hại. Cùng với mồng tơi, bạn có thể thêm rau đay và mướp vào nấu canh cua.

Hoa thiên lý

Giải đáp xăm môi có ăn được canh cua không là bạn có thể ăn canh cua đồng nấu với hoa thiên lý. Theo Đông y, bông thiên lý có vị ngọt, thanh nhiệt và thải độc. Ăn hoa thiên lý giúp phòng ngừa rôm sảy, thúc đẩy lên da non để làm lành vết thương nhanh hơn.

Xăm môi có được ăn canh cua không? 4 Trong Đông y, hoa thiên lý là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh

Canh cua nấu cà chua

Cà chua mọng nước, giàu vitamin C, E, K và khoáng chất. Các chất dinh dưỡng trong cà chua tham gia vào dưỡng ẩm da, làm dịu kích ứng, kích thích sản xuất collagen, chữa lành vết thương và chống tổn hại tế bào. Cua nấu riêu cà chua thơm ngon, bổ dưỡng và có lợi cho môi lên màu và phục hồi sau xăm.

Cải bó xôi

Cải bó xôi còn gọi là cải bina, rau chân vịt. Hàm lượng vitamin C trong cải bó xôi cao hơn nhiều loại rau khác; 100g rau chứa 28,1 mg vitamin C. Cải bó xôi còn có vitamin A, E và K. Ăn cải bó xôi cung cấp vitamin thúc đẩy phục hồi và tái tạo da môi, cải thiện sắc tố kích thích xăm môi lên màu.

Mong rằng giải đáp xăm môi có ăn được canh cua không đã giúp bạn tháo gỡ được khúc mắc của mình. Bạn chú ý thêm cách chăm sóc môi sau phun xăm và những kiêng cữ về tiếp xúc nước, đánh răng, bôi son môi nữa nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin