Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bác sĩ khuyến cáo không nên ăn cua biển sau khi xăm môi, vậy xăm môi ăn cua đồng được không? Bạn chớ tùy ý ăn cua đồng mà chưa hiểu rõ xăm môi có ăn được cua đồng không.
Xăm môi nên ăn gì và kiêng ăn gì luôn khiến các chị em băn khoăn. Trong đó, cua đồng chế biến được nhiều món ăn ngon, giàu canxi và các khoáng chất thiết yếu. Cua đồng cũng chứa nhiều ký sinh trùng, tính hàn dễ gây lạnh bụng nên không phải ai cũng có thể thể ăn. Xăm môi xong có thể ăn cua đồng được không? Dưới đây là giải đáp về lợi ích và nguy cơ khi ăn cua đồng sau xăm môi.
Cua đồng thuộc nhóm cua nước ngọt, sinh sống ở ruộng lúa hoặc kênh mương, ao hồ. Ngày nay, cua đồng ngoài tự nhiên không còn nhiều nhưng dễ dàng nuôi thả ở đồng ruộng vùng nông thôn. Hương vị cua đồng thơm ngon và đậm đà, có thể nấu thành canh cua, bún riêu cua, lẩu cua rất hấp dẫn. Ăn cua đồng giúp tăng cường nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và phục hồi môi sau xăm.
Mọi người đều biết canxi tốt cho xương, ít ai biết rằng canxi cũng tác động đến sức khỏe và vẻ đẹp của làn da. Canxi tăng cường miễn dịch và bảo vệ da. “Muốn da đẹp phải đủ canxi” là thông điệp được đúc kết sau những nghiên cứu về vai trò của canxi đối với cơ thể. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng làn da sẽ mất đi vẻ tươi trẻ nếu thiếu hụt canxi.
Cua đồng là nguồn cung cấp dồi dào hàm lượng canxi tự nhiên cho cơ thể. Theo phân tích, trong 100g cua đồng loại bỏ mai và yếm chứa 5.040mg canxi. Hàm lượng canxi cần bổ sung cho cơ thể ở độ tuổi 24 đến 50 là 800 - 1000mg/ngày. Ăn 20g cua đồng sẽ đáp ứng được nhu cầu canxi trong ngày. Cung cấp đủ canxi có thể tránh tình trạng môi khô nứt, nhăn nheo ở môi sau khi xăm.
Trong 100g cua đồng đã làm sạch chứa 430mg photpho, đáp ứng 61% khẩu phần photpho trong ngày cho người trên 19 tuổi. Một trong những vai trò quan trọng của photpho là phát triển, sửa chữa mô liên kết và tế bào. Photpho có thể tham gia vào sửa chữa tổn thương ở môi sau khi xăm, thúc đẩy phục hồi môi.
Cua đồng chứa 8 trong tổng số 10 axit amin thiết yếu. Axit amin tham gia tái tạo tế bào, tạo độ đàn hồi và săn chắc cho da bao gồm cả môi. Giá trị dinh dưỡng trong cua đồng còn có sắt, vitamin B1, B2, B6…
Bạn đã sáng suốt khi tìm kiếm câu trả lời cho khúc mắc xăm môi có ăn được cua đồng không. Ăn cua đồng thơm ngon, bổ dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro gây hại sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến phun xăm môi thẩm mỹ.
Nếu tự mua cua tươi về nấu, bạn chủ động chọn được con còn sống và khỏe. Nhưng khi mua cua đã làm sẵn, khó tránh khỏi có cua bị chết trước đó. Cua chết tiết ra nhiều histidine, dưới tác động của vi sinh vật, histidine chuyển hóa thành histamine gây ngộ độc. Ngộ độc khi môi chưa bong, chưa lành ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình môi phục hồi.
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng lại một số thành phần của thực phẩm đó. Ăn cua đồng cũng có nguy cơ dị ứng với chất đạm có trong loài động vật này. Triệu chứng của dị ứng cua là ngứa râm ran trong miệng, sưng lưỡi, sưng môi. Nếu bạn chưa quen ăn cua, tốt nhất nên kiêng cua trong thời gian chờ đợi môi phục hồi sau xăm.
Thịt cua và gạch cua có thể chứa ký sinh trùng. Mới xăm môi xong tuyệt đối không ăn cua chưa chín kỹ hoặc tươi sống. Vậy xăm môi ăn canh cua được không? Canh cua nấu chín, hàm lượng cua vừa phải thì bạn có thể ăn một ít. Trường hợp môi mọc mụn nước, sưng đau thì bạn nên chờ môi lành hẳn hãy ăn cua đồng nhé!
Sau khi môi lành hẳn và cơ địa không dị ứng thì bạn thoải mái ăn cua đồng. Một số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chọn cua đồng tươi ngon, nhiều gạch.
Từ những con cua tươi ngon, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn hấp dẫn. Để nấu canh cua, bạn kết hợp cua với một số loại rau như: Mồng tơi, rau đay, rau muống, mướp, hoa thiên lý. Nấu cua thành các món ăn thay cơm có: Bún riêu cua, bánh đa cua, cháo cua, miến cua. Bạn cũng có thể nấu lẩu cua, cua đồng chiên giòn, cua đồng rang muối thơm ngon.
Sau những giải đáp xăm môi ăn cua đồng được không, bạn đã có những cân nhắc về thực phẩm vừa lợi vừa hại này. Để an tâm ăn uống không lo ảnh hưởng xấu đến phục hồi môi, bạn nên kiêng ăn cua đồng. Theo chuyên gia thẩm mỹ, thời gian kiêng cữ ăn uống sau xăm môi thường từ 7 - 10 ngày. Nhưng có thể lâu hơn nếu môi chậm lành và chưa lên màu.
Ăn uống hợp lý chưa đủ để thúc đẩy môi nhanh lành và có màu đẹp. Bạn nên lưu ý đến dưỡng ẩm cho môi sau khi xăm. Gợi ý thêm về son dưỡng tốt cho môi xăm là thông tin hữu ích nếu bạn muốn chăm sóc tốt nhất cho đôi môi của mình.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.