Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trước khi đưa người mắc chấn thương mắt đến bệnh viện thì chúng ta cần sơ cứu bước đầu đúng cách để ngăn chặn nguy cơ gây nguy hiểm đến thị lực.
Chấn thương mắt rất dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau như đánh tennis bóng bay vào mắt, đánh nhau, gặp tai nạn lao động... và có nguy cơ dẫn đến mù lòa nếu không xử trí kịp thời.
Có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh dẫn đến chấn thương mắt và tùy từng trường hợp mà chúng ta sẽ có biện pháp xử lý khác nhau. Chấn thương mắt có thể xảy đến với bất kỳ ai và bất cứ đâu, có thể là tại nhà hoặc chỗ làm và thường xuất hiện nhất chính là: tổn thương do bức xạ mặt trời; trầy xước giác mạc do cát, bụi xâm nhập; hóa chất bắn vào gây bỏng mắt; trầy xước do dị vật tác động mắt hoặc dùng kính áp tròng thường xuyên mà ít vệ sinh mắt…
Với vết thương nhỏ chúng ta không cần phải điều trị khi chưa có triệu chứng, chỉ cần chăm sóc mắt và thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi là đã đủ để cải thiện thị lực. Tuy nhiên nếu tổn thương mắt lớn và nghiêm trọng thì bạn phải kịp thời ứng phó ngay. Chấn thương mắt cũng chia làm các loại như:
Điều trị chấn thương mắt cũng vô cùng phức tạp, tốn kém thời gian và cả tiền bạc nhưng kết quả thường không được hoàn toàn như ý muốn. Thế nên cách tốt nhất hiện nay là chúng ta phải biết phòng tránh chấn thương, bảo vệ mắt hiệu quả.
Nhờ xử lý chấn thương mắt ban đầu đúng cách mà chúng ta sẽ tránh được việc làm tổn thương mắt nghiêm trọng hơn cũng như giúp những công đoạn xử lý tiếp theo được thuận lợi, dễ phục hồi mắt sau này hơn.
Nếu chấn thương đụng đập như bầm máu mi mắt, tụ máu quanh hốc mắt thì nên dùng băng che mắt lại rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở chuyên khoa gần nhất.
Nếu là chấn thương xuyên thủng có làm rách và chảy máu thì phải cầm máu ngay, có thể dùng kháng sinh nhỏ mắt thông dụng như chloramphenicol và băng mắt lại rồi đến bệnh viện để khâu vết thương.
Với dị vật kết giác mạc (bụi mạt sắt) bạn phải tránh dụi mắt bởi có thể khiến dị vật ghim sâu hơn hoặc làm trầy tròng đen. Chúng ta có thể chớp mắt vào ly nước sạch để dị vật trôi ra hoặc không được thì đến cơ sở y tế chuyên khoa khám và lấy ra.
Với trường hợp có vết thương xuyên thủng trong mắt kèm dịch nhầy nhớt lẫn máu thì phải băng mắt ngay và đưa đến bệnh viện, tuyệt đối không rửa mắt bằng nước và không tự ý lấy các vật lạ đang cắm trong mắt ra.
Dù là do nguyên nhân gì thì bạn cũng phải rửa mắt ngay tại chỗ bằng các loại nước sạch có sẵn, càng nhiều càng tốt. Bạn có thể để mắt dưới vòi nước máy hoặc vục mặt vào thau nước rửa trong 5 - 10 phút. Trừ trường hợp bỏng vôi sống chúng ta cần lấy hết vôi ra trước khi rửa bởi vôi sống gặp nước mắt sẽ sôi dẫn đến bỏng nhiệt.
Sau đó chúng ta nhẹ nhàng băng mắt lại, không băng chặt làm tổ chức nội nhãn phòi ra ngoài và đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa mắt ngay lập tức, không chậm trễ một phút giây nào. Sau khi có sự chăm sóc của bác sĩ nhãn khoa đôi mắt của bạn sẽ được phục hồi nhanh chóng, nhưng dù thế nào thì một khi đã tổn thương rồi thì thị lực sẽ giảm hoặc chịu các di chứng về sau, do đó hãy phòng ngừa các tổn thương này ngay từ lúc đầu.
Để phòng chấn thương mắt bạn nên chuẩn bị sẵn kính bảo vệ mắt để làm giảm ánh sáng trực tiếp hay cản vật lạ bay vào mắt. Khi sử dụng hóa chất gia dụng thì cũng phải lựa chọn những loại chất có độc tính, mức độ sát thương thấp và nên đeo bao tay, rửa thật sạch sau khi sử dụng.
Nếu có sử dụng kính áp tròng bạn nên lưu ý sử dụng đúng cách, giữ kính sạch sẽ và tuyệt đối không mang theo đi ngủ, dùng đúng thời hạn cho phép. Hãy luôn nhớ một đôi mắt sáng sẽ giúp chúng ta tự tin hơn, không gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động thường ngày. Hãy bảo vệ đôi mắt của mình ngay từ hôm nay bạn nhé!
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.