Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xạ trị và hóa trị có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
Khô miệng xảy ra khi các tuyến nước bọt không sản xuất đủ nước bọt để giữ ẩm trong miệng. Khô miệng có thể gây khó nhai, khó nuốt, giảm vị giác và khó nói chuyện vì nước bọt cần cho các hoạt động này.
Các dấu hiệu và triệu chứng của khô miệng bao gồm:
Khô miệng cũng thường gây ra các vấn đề về răng. Nước bọt giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của hệ vi khuẩn trong miệng. Nếu không đủ nước bọt, vi khuẩn và các loại sinh vật khác trong miệng sẽ phát triển quá nhanh. Điều này có thể gây ra các vết loét và nhiễm trùng miệng, bao gồm cả nấm miệng. Nước bọt cũng rửa trôi axit và các mẩu thức ăn còn lại trong miệng sau khi ăn. Thiếu nước bọt có thể gây ra bệnh nướu răng và sâu răng. Khô miệng cũng có thể gây khó khăn khi mang hàm giả.
Hóa trị và xạ trị làm tổn thương tuyến nước bọt, gây khô miệng và thay đổi vị giác. Hoá trị gây khô miệng bằng cách làm nước bọt đặc hơn, nhưng đây thường là triệu chứng tạm thời và sẽ biến mất khoảng 2-8 tuần sau khi kết thúc điều trị.
Xạ trị ở đầu, mặt hoặc cổ cũng có thể gây khô miệng, nhưng có thể mất 6 tháng hoặc lâu hơn để các tuyến nước bọt bắt đầu tái sản xuất nước bọt sau khi kết thúc điều trị. Một số người nhận thấy khô miệng cải thiện trong năm đầu tiên sau khi xạ trị. Tuy nhiên, đa số sẽ tiếp tục gặp vấn đề khô miệng kéo dài ở các mức độ khác nhau. Tác dụng phụ này dễ xảy ra hơn nếu xạ trị tác động trực tiếp lên tuyến nước bọt.
Khô miệng cũng có thể do:
Giảm các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh ung thư. Lĩnh vực này được gọi là kiểm soát triệu chứng hoặc chăm sóc giảm nhẹ/xoa dịu. Hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khoẻ của bạn về bất kỳ triệu chứng nào mà bạn gặp phải, bao gồm các triệu chứng mới xuất hiện và cả sự thay đổi theo thời gian.
Mặc dù không thể ngăn ngừa được khô miệng, một số phương pháp sau có thể giúp ích:
Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn kiểm soát khô miệng và ngăn ngừa các vấn đề nha khoa:
Một số nha sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để tăng lượng nước bọt hoặc nước súc miệng để điều trị nhiễm trùng trong miệng.
Thủy Phan
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.