Một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau tai là do trẻ bị nút ráy tai. Điều này tạo nên sự lo lắng cho nhiều cho nhiều bậc phụ huynh khi con trẻ kêu đau tai. Và cách xử trí nút ráy tai ở trẻ em như thế nào đang được nhiều bậc cha mẹ quan tâm và tìm kiếm.
Nút ráy tai hình thành do ráy tai tích tụ lâu ngày
Ráy tai là gì?
Khái niệm ráy tai
Ráy tai (cerumen) là sản phẩm của hệ bài tiết được tiết ra bởi các tuyến nằm trong da và lưu lại trên da ống tai ngoài. Ráy tai được tạo ra từ các tế bào chết và chất nhờn, thêm vào đó là mồ hôi trong ống tai và bụi bẩn từ ngoài môi trường lọt vào. Dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến, ráy tai sẽ được đẩy ra ống tai ngoài.
Không phải ráy tai của ai cũng giống nhau, tùy thuộc vào cơ địa, lứa tuổi, sức khoẻ và chế độ ăn uống mà số lượng, màu sắc, tính chất, mùi ráy tai của mỗi người là khác nhau. Nhưng dù thế nào thì tác dụng của ráy tai là không thay đổi, chúng đều đảm nhận nhiệm vụ ngăn cản không cho vi khuẩn, nấm mốc hay bụi bẩn…xâm nhập sâu vào bên trong ống tai giúp bảo vệ ống tai và thính giác.
Tại sao có nút ráy tai ở trẻ em?
Ráy tai có bản chất như một loại sáp, được đẩy ra ống tai ngoài với một lượng khá nhỏ. Khi đó, ráy tai sẽ tự khô và bị bong tróc hay bị rửa trôi cách tự nhiên khi có chất tiết mới được tiết ra để thay thế. Tuy nhiên, vì bất kỳ lý do nào làm chất tiết này được tiết ra nhiều, liên tục hoặc ráy tai không được làm sạch đúng cách khiến chúng bị đẩy ngược vào bên trong. Và hệ quả là việc ráy tai tích tụ quá nhiều trong ống tai tạo thành nút ráy tai gây bít tắc lỗ tai.
Hiện tượng xuất hiện nút ráy tai ở trẻ em có do động tác cố gắng làm sạch của cha mẹ bằng cách dụng cụ không đảm bảo và không đúng cách hoặc con không hợp tác. Điều này không những không làm sạch được ráy tai mà còn khiến ráy tai bị đẩy vào sâu hơn. Hoặc khi lấy ráy tai gây khó chịu cho trẻ khiến chúng không hợp tác nên không lấy nữa làm cho ráy tai tích tụ dần, xuất hiện nút ráy tai ở trẻ em.
Ráy tai giúp ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào ống tai
Khi nào nên lấy ráy tai cho trẻ?
Việc làm sạch tại và lấy ráy tai mỗi ngày cho trẻ là không cần thiết vì có thể gây hại:
-
Tác dụng của ráy tai là ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc hay bụi bẩn…Khi không còn ráy tai, da ống tai và ống tai không còn được bảo vệ trước các tác nhân gây hại đó.
-
Khi lấy ráy tai thường xuyên và hàng ngày cho trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương ống tai và màng nhĩ (trẻ không hợp tác, giãy giụa làm các dụng làm sạch ráy tai chọc sâu vào bên trong ống tại với lục mạnh) gây trầy xước da, chảy máu, nặng hơn là thủng màng nhĩ, dẫn đến viêm tai ngoài hoặc viêm tai giữa, thính lực giảm…
Tuy nhiên, nếu để một thời gian dài không vệ sinh làm sạch tai, ráy tai sẽ tích tụ tạo thành các nút ráy tai kèm theo các triệu chứng ở một hoặc cả 2 tai như:
-
Đau tai.
-
Ngứa tai.
-
Cảm giác tai bị lấp đầy.
-
Ù tai kèm theo những âm thanh ồn ào trong tai.
-
Giảm thính lực.
-
Chóng mặt hoặc ho khan do kích thích dây thần kinh trong tai.
-
Trẻ khó chịu, quấy khóc.
Khi đó, các bậc cha mẹ hãy chú ý đến các triệu chứng ở trẻ để lấy ráy tai và xử trí các nút ráy tai cho con. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhằm chẩn đoán các bệnh lý tai - mũi - họng, việc làm sạch và loại bỏ ráy tai là điều kiện bắt buộc.
Nút ráy tai có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm thính lực ở trẻ
Xử trí nút ráy tai ở trẻ em
Nút ráy tai nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể khiến chúng bị đẩy sâu vào bên trong, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như đau tai, thủng màng nhĩ do cha mẹ không cảm nhận được mức độ sâu của ống tai khi đưa dụng cụ vào, nhiễm trùng tai lan đến sọ gây ra các biến chứng tại sọ não (rất hiếm)...Do đó, việc xử trí nút ráy tai ở trẻ em là cần thiết, phải đảm bảo an toàn cho trẻ và đúng cách. Tùy tình trạng nút ráy tai ở trẻ mà có thể xử trí tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế.
Cách xử trí nút ráy tai ở trẻ em không an toàn có thể gây viêm ống tai giữa
Xử trí tại nhà
Trong trường hợp nút ráy tai không quá nhiều, không quá khô cứng và dễ dàng loại bỏ mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe đôi tai của trẻ em. Các bậc cha mẹ có thể xử trí nút ráy tai cho con ngay tại nhà bằng cách:
-
Chuẩn bị tư thế cho trẻ: Cho trẻ nằm nghiêng về 1 bên, bộc lộ bên tai cần xử trí.
-
Nhỏ vào tai trẻ 10 - 15 giọt/lần dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% (từ 5 - 7 lần/ngày) để nút ráy tai được ngấm nhiều nước muối, làm chúng mềm hơn và dễ bong rụng.
-
Tiếp tục nhỏ và theo dõi từ 5 - 7 ngày, nút ráy tai mềm dần và rã ra nhiều, hãy tiếp tục nhỏ dung dịch NaCl 0,9% 3 - 5 ngày nữa để chúng rã ra hết và được đẩy ra ngoài. Sau đó chỉ cần lấy ra và làm sạch tai cho trẻ.
Xử trí tại cơ sở y tế
Trong trường hợp, sau 5 - 7 ngày nhỏ dung dịch NaCl 0,9% tại nhà nhưng nút ráy tai chỉ mềm hơn nhưng không rã ra, vẫn còn bám chắc vào da ống tai. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên về Tai - Mũi - Họng để lấy ra hoặc hút ra bằng các dụng cụ chuyên dụng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Cha mẹ không nên cố lấy kẹp gắp để lấy chúng ra. Điều này có thể gây trầy xước da ống tai và tổn thương ống tai hoặc dụng cụ không được sạch có thể gián tiếp gây viêm nhiễm ống tai cho trẻ.
Cách vệ sinh đôi tai cho trẻ
Việc vệ sinh đôi tai cho trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng trẻ có bị nút ráy tai hay không. Do đó, cách chăm sóc và vệ sinh đôi tai cho con đang được nhiều cha mẹ quan tâm. Dưới đây là một số biện pháp tham khảo đơn giản dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc đôi tai của trẻ:
-
Hãy dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm để lau nhẹ xung quanh vành tai cho con hàng ngày (đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi)
-
Đối với trẻ lớn hơn, chúng đã bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài.Điều này khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn…có cơ hội tiếp xúc và xâm lấn vào hệ thống ống tai. Vậy nên, việc chỉ vệ sinh bên ngoài thì không thể lấy hết ráy tai trong ống tai của trẻ, gây khó chịu cho trẻ. Do đó, hãy kết hợp vệ sinh tai ngoài và định kỳ đưa trẻ đi thăm khám và lấy ráy tai tại các cơ sở chuyên khoa Tai - Mũi - Họng hoặc khi trẻ có các triệu chứng ở tai gây khó chịu.
-
Chỉ nên lấy ráy tai 2 lần/tháng.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc về cách xử trí nút ráy tai ở trẻ em. Nhà thuốc Long Châu hy vọng với những thông tin đó sẽ giúp ích cho mọi người trong việc chăm sóc đôi tai cho trẻ, đặc biệt đối với các bậc cha mẹ đang có con đang gặp vấn đề về nút ráy tai.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp