Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xuất tinh ngược là gì? Xuất tinh ngược có nguy hiểm gì không? Có lẽ vẫn nhiều người chưa rõ về chủ đề này. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề xuất tinh ngược có sao không.
Xuất tinh ngược là tình trạng xuất tinh bất thường, có thể dẫn đến vô sinh. Vậy chúng ta phải phát hiện và điều trị bệnh như thế nào? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có kiến thức đầy đủ nhất và tự trả lời cho bản thân mình “Xuất tinh ngược có sao không?” nhé!
Xuất tinh ngược hay còn gọi là cực khoái khô hoặc trào ngược tinh trùng, là tình trạng tinh dịch chảy ngược vào bàng quang rồi xuất ra ngoài theo đường nước tiểu thay vì phóng thích ra niệu đạo rồi ra ngoài. Xuất tinh ngược là một tình trạng xuất tinh bất thường.
Vậy xuất tinh ngược dòng có nguy hiểm không?
Xuất tinh ngược không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, nam giới vẫn giao hợp bình thường và đạt cảm giác cực khoái, vẫn có động tác và cảm giác xuất tinh nhưng tinh dịch được xuất ra rất ít hoặc không có. Điều này làm tỷ lệ thụ tinh giữa tinh trùng với trứng rất thấp hoặc bằng không, có thể dẫn tới tình trạng vô sinh ở nam. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, xuất tinh ngược chỉ là nguyên nhân của 0,3 - 2% các trường hợp vô sinh nam.
Xuất tinh ngược cũng không gây đau đớn, ở những người nam giới mắc chứng xuất tinh dịch ít thậm chí còn không phát hiện ra bệnh.
Xuất tinh ngược có thể được nhận biết bằng một số biểu hiện dưới đây:
Xuất tinh ngược ở mỗi người có thể có mức độ biểu hiện không giống nhau.
Ở nam giới, tuyến tiền liệt - nơi chứa tinh trùng và dịch thông với cả bàng quang và niệu đạo, hoạt động theo cơ chế: Khi bàng quang đóng thì niệu đạo mở và ngược lại, giúp di chuyển dòng tinh ra ngoài theo một chiều. Bình thường, khi nam giới đạt cảm giác cực khoái, cơ vòng ở cổ bàng quang sẽ co thắt gây đóng bàng quang, cửa niệu đạo mở, dòng tinh di chuyển từ tuyến tiền liệt ra niệu đạo.
Tuy nhiên ở một số người nam, cơ vòng ở cổ bàng quang bị tổn thương hoặc mất chức năng co thắt làm cửa bàng quang mở, cửa niệu đạo đóng, dẫn đến tinh dịch di chuyển vào bàng quang và xuất ra ngoài theo đường tiểu (hiện tượng xuất tinh ngược).
Có nhiều tình trạng bệnh lý gây tổn thương các sợi thần kinh giao cảm trung gian vùng cổ bàng quang và cơ thắt tuyến tiền liệt làm cơ vòng ở cổ bàng quang mất khả năng co thắt như:
Nam giới thường xuyên kìm hãm xuất tinh cũng là một nguyên nhân phổ biến thường gặp ở người xuất tinh ngược.
Những người mắc bệnh đái tháo đường, đa xơ cứng, bệnh Parkinson, từng phẫu thuật bàng quang, tuyến tiền liệt, chấn thương tủy sống, thường xuyên sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn tâm thần là nhóm người nguy cơ cao mắc bệnh xuất tinh ngược.
Khi người bệnh có dấu hiệu của bệnh và nghi ngờ bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, cũng như phòng và điều trị kịp thời.
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử (tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc), khám lâm sàng dương vật, tinh hoàn và trực tràng; xét nghiệm nước tiểu (người bệnh có thể được yêu cầu thủ dâm để lấy nước tiểu sau xuất tinh) để tìm sự hiện diện của tinh dịch trong nước tiểu. Từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh mà bệnh nhân gặp phải.
Nếu trong nước tiểu có tinh dịch, chẩn đoán được xác định; nếu trong nước tiểu không chứa tinh dịch mà lượng tinh dịch xuất ra ngoài rất ít hoặc không có thì có thể bệnh nhân gặp bệnh lý về quá trình sản xuất tinh dịch hoặc vấn đề phụ khoa khác. Lúc này bệnh nhân sẽ được tư vấn và yêu cầu làm thêm các xét nghiệm cần thiết.
Xuất tinh ngược dòng không nguy hiểm đến sức khỏe, người nam vẫn đạt cảm giác cực khoái khi giao hợp nên việc điều trị nhằm mục đích chính là khôi phục khả năng sinh sản. Nếu người bệnh không có nhu cầu sinh con thì việc điều trị hoàn toàn có thể bỏ qua.
Hoàn toàn có thể điều trị được xuất tinh ngược bằng các phương pháp như:
Trong trường hợp có tổn thương cơ thần kinh hoặc cơ nghiêm trọng do phẫu thuật thì việc dùng thuốc thường không cho tác dụng.
Nếu bệnh nhân cần phẫu thuật liên quan tới tuyến tiền liệt hoặc bàng quang hãy trao đổi với bác sĩ về nguy cơ bị xuất tinh ngược. Nếu bệnh nhân có kế hoạch sinh con trong tương lai hãy hỏi bác sĩ các lựa chọn để bảo tồn tinh dịch sau phẫu thuật.
Ngoài ra, với sự tiến bộ y học như hiện nay bệnh nhân cũng có thể can thiệp các phương pháp khác để sinh sản như cấy ghép, thụ tinh nhân tạo… mà không cần lo lắng về tình trạng xuất tinh ngược.
Phòng ngừa bệnh bằng cách duy trì lối sống lành mạch, chế độ ăn uống đúng cách, lượng đường không quá cao, vận động điều độ, rèn luyện thể chất, không kìm hãm xuất tinh thường xuyên… Dù bệnh xuất tinh ngược không ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng cuộc sống và có thể điều trị được nhưng xác suất điều trị không thành công là vẫn có.
Vì vậy mỗi người hãy xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt cân bằng dinh dưỡng, lành mạnh, đúng cách để phòng ngừa bệnh xuất tinh ngược nói riêng, bệnh tật nói chung. Và hơn nữa việc thường xuyên kìm hãm xuất tinh khi quan hệ để duy trì cảm giác cho mình và đối phương là hành động không nên, rất dễ ảnh hưởng tới chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Các đấng mày râu cũng cần tiết chế và từ bỏ thói quen này.
Tóm lại, xuất tinh ngược có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với mức độ biểu hiện khác nhau nhưng đều có khả năng tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới. Vì vậy cần có đầy đủ kiến thức y khoa để phòng ngừa bệnh. Xuất tinh ngược là bệnh có thể điều trị được vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị khỏi bệnh nhanh chóng. Như vậy qua bài viết trên đây các bạn có thể trả lời câu hỏi “Xuất tinh ngược có sao không?” và phương pháp điều trị bệnh này. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt, một lối sống khoa học.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.