Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Dyphylline
Loại thuốc
Xanthines, thuốc giãn phế quản, chất ức chế phosphodiesterase.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 200 mg, 400 mg.
Dung dịch dùng đường uống 150 mg/15 mL.
Dung dịch tiêm 500 mg/2 mL.
Tất cả các dạng thuốc đã ngưng lưu hành ở Mỹ và Canada.
Dyphylline được chỉ định trong điều trị và phòng ngừa các triệu chứng của hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng và chứng co thắt phế quản có khả năng hồi phục.
Dyphylline cũng là một thành phần có trong các chế phẩm siro trị ho.
Dyphylline là thuốc gây giãn phế quản, ngoài ra ở nồng độ thấp hơn còn có thể có tác dụng làm giãn cơ trơn và lợi tiểu.
Tác động gây giãn phế quản thường thông qua việc mở các ống phế quản (đường dẫn khí của phổi) và tăng luồng không khí đi qua chúng.
Dyphylline là một dẫn xuất xanthine có tác động dược lý tương tự như theophylline cũng như các thuốc khác cùng thuộc nhóm xanthine. Cơ chế gây giãn phế quản của dyphylline biểu hiện qua sự ức chế enzyme phosphodiesterase, từ đó làm tăng lượng AMP vòng (cAMP) nội bào gây giãn cơ trơn phế quản.
Ngoài ra, dyphylline còn có tác động đối kháng với các thụ thể adenosine.
Dyphylline được hấp thu nhanh chóng trong cơ thể, thời gian để thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương là 45 phút.
Dyphylline có liên kết với protein tới 84%.
Thuốc phân phối được vào sữa mẹ.
Dyphylline không có sự chuyển hóa qua enzyme cytochrome P450 ở gan, do đó không chuyển hóa thành theophylline trong cơ thể.
Thời gian bán thải của dyphylline khoảng hai giờ (1,8 - 2,1 giờ) và khoảng 88% liều uống có thể được bài tiết qua thận ở dạng không đổi.
Độ thanh thải ở thận giảm ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận.
Đối với bệnh nhân suy nhược, thời gian bán thải có thể tăng gấp 3 đến 4 lần bình thường.
Dyphylline có thể xảy ra tương tác thuốc khi dùng chung với riociguat, adenosine hoặc regadenoson.
Dyphylline không có sự chuyển hóa qua enzyme cytochrome P450 ở gan nên thuốc này không có nhiều sự tương tác so với thuốc thuộc nhóm xanthine khác như theophylline. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý đến khả năng tác dụng hiệp đồng nếu dyphylline được kê đơn phối hợp với các thuốc cùng nhóm xanthine này.
Probenecid đã được báo cáo có tác động cạnh tranh với dyphylline, làm giảm sự thanh thải, gây tăng thời gian bán thải của thuốc.
Gây ra tác động hiệp đồng khi phối hợp với các thuốc giãn phế quản khác như ephedrine hoặc các thuốc giãn phế quản theo cơ chế cường giao cảm.
Dyphylline không bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc lá.
Dyphylline chống chỉ định trong các trường hợp:
Liều lượng, khoảng cách dùng giữa các liều và tổng thời gian điều trị sẽ khác nhau tùy theo từng bệnh nhân, phụ thuộc vào sự đáp ứng với điều trị và các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Dyphylline còn có thể dùng theo đường tiêm bắp.
Dyphylline đường được chỉ định dùng theo đường uống với liều lượng dựa trên trọng lượng cơ thể của từng bệnh nhân, thông thường được sử dụng ở liều 15 mg/kg, tối đa bốn lần/ngày.
Dyphylline sẽ cho hiệu quả điều trị tốt nhất khi được sử dụng vào cùng thời điểm giống nhau mỗi ngày, theo đúng như chỉ định của bác sĩ kê đơn.
Thuốc được sử dụng vào khi bụng đói kèm với một cốc nước, trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ trước các bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc ngay trong bữa ăn hoặc ngay sau khi vừa kết thúc bữa ăn để giảm tình trạng đau bụng do sự kích ứng với thuốc.
Liều lượng ở trẻ em thường tùy thuộc vào sự kê đơn của các bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên khuyến cáo nên cân nhắc ưu tiên sử dụng các loại thuốc giãn phế quản khác.
Việc lựa chọn liều điều trị đối với bệnh nhân cao tuổi phải thật thận trọng, thường bắt đầu với khoảng liều thấp, cân nhắc dựa trên mức độ suy giảm các chức năng gan, chức năng thận hoặc chức năng tim cũng như điều trị với các loại thuốc gây giãn phế quản khác.
Điều trị đối với bệnh nhân suy thận:
Ợ nóng, nôn mửa.
Tim đập nhanh, tiểu nhiều, buồn nôn, lo lắng, run rẩy, khó ngủ.
Đau đầu, buồn nôn, suy tuần hoàn, cáu gắt.
Rối loạn nhịp thất, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, tăng đường huyết, co giật cơ, albumin niệu, tiểu ra máu, hô hấp nhanh, bồn chồn, co giật, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, mất ngủ, bụng khó chịu.
Luôn kiểm tra tình trạng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân mỗi khi thăm khám định kỳ, đặc biệt trong vài tuần đầu mới sử dụng thuốc.
Giống như các chất methylxanthine khác, dyphylline liều cao có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của tim và làm thay đổi nhịp tim mạnh. Do đó cần phải thận trọng khi chỉ định dyphylline hoặc các sản phẩm thuốc có chứa dyphylline ở những bệnh nhân có bệnh tim nặng, tăng huyết áp, cường giáp hoặc có nhồi máu cơ tim gần đây.
Sự tích tụ thuốc có thể xảy ra ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao có thể gây ra tình trạng nhiễm độc tim hoặc độc trên thần kinh nghiêm trọng, đôi khi các tình trạng này có thể xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trước đó.
Methylxanthine là một chất có tác động kích thích gây tiết acid ở dạ dày - tá tràng. Vì vậy phải cân nhắc cẩn thận trong việc điều trị bằng các sản phẩm có chứa methylxanthine ở những bệnh nhân đang có loét dạ dày tá tràng tiến triển. Sự tăng acid trong dạ dày cũng có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, do đó các dyphylline cũng được chỉ định thận trọng ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.
Sự cải thiện chức năng phổi sau khi dùng dyphylline với liều uống 15 và 20 mg/kg chỉ bằng một phần ba hoặc một phần hai so với liều theophylline 6 mg/kg.
Dyphylline thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi những thay đổi trong chức năng gan hoặc bởi hoạt động của các enzyme gan.
Không có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ có thai để có thể xác định các nguy cơ xảy ra. Do đó, việc sử dụng thuốc phải được cân nhắc giữa lợi ích đối với người mẹ và những rủi ro có thể mang lại.
Không có nghiên cứu đầy đủ để xác định được các nguy cơ có thể xảy ra ở trẻ đang bú mẹ. Do đó, việc sử dụng thuốc phải được cân nhắc giữa lợi ích đối với người mẹ và những rủi ro có thể mang lại cho bé.
Dyphylline được tìm thấy có thể phân bố vào trong sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng thuốc vào cơ thể trẻ không hoặc ít có khả năng gây ra các phản ứng không mong muốn trừ khi cơ địa bẩm sinh rất nhạy cảm.
Không có báo cáo.
Quá liều và độc tính
Quá liều dyphylline có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng (liên tục hoặc dữ dội), tâm thần rối loạn hoặc có các sự thay đổi bất thường trên hành vi, gây co giật, chất nôn sẫm màu hoặc nôn ra máu, tiêu chảy, nhịp tim nhanh hoặc không đều. Bệnh nhân có thể cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc run rẩy.
Cách xử lý khi quá liều
Không có thuốc giải độc đặc hiệu khi dùng quá liều các thuốc thuộc nhóm xanthine.
Điều trị triệu chứng kèm theo các biện pháp hỗ trợ nói chung, đồng thời kèm theo việc theo dõi bệnh nhân cẩn thận, đảm bảo duy trì ổn định các dấu hiệu sinh tồn, lượng dịch truyền và nồng độ các chất điện giải. Duy trì đường thở của bệnh nhân thông thoáng.
Rửa dạ dày bằng cách gây nôn nếu bệnh nhân còn tỉnh táo và có phản ứng, hoặc bằng các chất chuyên dụng khác, chú ý cẩn thận tránh để bệnh nhân hít phải chất nôn, đặc biệt đối với bệnh nhân đang hôn mê hoặc bất tỉnh.
Tránh sử dụng các thuốc kích thích thần kinh giao cảm khi cấp cứu. Một số thuốc an thần như barbiturat tác dụng ngắn có thể hữu ích hơn cho bệnh nhân.
Dyphylline có thể thẩm tách được mặc dù phương pháp này không được khuyến cáo sử dụng thường quy trong các trường hợp quá liều.
Nên chỉ định chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân do có khả năng mang lại một số lợi ích nhất định trong trường hợp nhiễm độc nặng hoặc ở những người không đáp ứng được các phương pháp điều trị nói trên.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
Không uống gấp đôi liều đã quy định.