Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Miết giáp là mai Ba ba, một loài bò sát sống ở vùng ao, hồ, đầm lầy miền Trung hoặc miền Bắc nước ta. Hiện nay, người ta nuôi Ba ba ngày càng nhiều vì giá trị dinh dưỡng cũng như làm thuốc của nó. Miết giáp được dùng để chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, sỏi thận, bế kinh, sốt rét.
Tên Tiếng Việt: Miết giáp
Tên khác: Mai ba ba; Biết giáp; Cước ngư giáp; Thủy ngư giáp; Miết xác
Tên khoa học: Carapax Trionycis
Ba ba là một loài bò sát ba móng, sống ở các ao hồ, sông đầm nước ngọt. Thường có nhiều kích thước khác nhau, chủ yếu là loại nhỏ nhưng cũng có những con dài đến 1m. Đầu tròn với cái miệng nhọn ra trước. Cổ khá dài, tụt vào hoặc dễ dàng vươn dài ra. Mai hình bầu dục dài 10 – 20cm, rộng từ 8,5 – 16,5cm, nhô dần lên ở phía giữa, có khía dọc, đồng thời có những mảnh dẹt tạo vết hình lục giác mờ, cấu tạo bởi chất sừng, bên ngoài phủ da mềm màu xám đen. Dưới bụng Ba ba cũng có thêm một phiến giáp phẳng khác, tách biệt với phiến ở lưng. Mỗi chân mang 3 móng, 2 chân trước dài hơn 2 chân sau. Phía sau không có đuôi.
Phân bố
Ở nước ta, Ba ba phân bố chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung, sống ở ao hồ ở tất cả các độ cao. Trên thế giới, Ba ba sống ở vùng nước ngọt của các quốc gia phía Đông Nam châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, ngoài ra còn gặp ở châu Phi, Bắc Mỹ.
Hiện nay nguồn sử dụng chủ yếu từ nuôi tại các hộ gia đình do nhu cầu ăn uống của con người.
Thu hái và chế biến
Có thể thu bắt từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm nhưng sản lượng cao nhất vào tháng 5 và tháng 7.
Sau khi thu hoạch, cắt phần đầu phơi khô để thu Miết đầu. Phần còn lại đem đun sôi từ 1 – 2 giờ, lấy mai ra loại bỏ phần thịt đem phơi khô. Có thể lấy luôn mai của Ba ba còn sống đem phơi khô thì tốt hơn.
Có hai cách chế biến Miết giáp như sau:
Bộ phận sử dụng chính của Ba ba là Miết giáp (Carapax Amydae), ngoài ra còn có Miết đầu (Caput Amydae) hoặc thịt Ba ba.
Thành phần chính trong miết giáp là keratin, protein, vitamin D và iod.
Miết giáp có vị mặn, tính hàn, không độc, vào 3 kinh can, phế và tỳ, có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh.
Được dùng để chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, sỏi thận, bế kinh, sốt rét.
Theo Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh), có thể dùng Miết giáp nhúng qua sữa, nướng vàng, tán bột uống với rượu ấm để chữa đau lưng, mỗi lần dùng 4g. Xương đầu Ba ba sau khi luộc có thể đem đốt rồi rắc vào búi trĩ.
Hải Thượng Lãn Ông lại dùng Miết giáp trong các cơn sốt rét, ho lao, mụn nhọt, bế kinh, rong kinh.
Theo kinh nghiệm dân gian, xay một ít Miết giáp cho vào thùng đựng gạo có thể chống sâu mọt.
Với thành phần chứa nhiều protein, Miết giáp thường dùng để chữa lao lực.
Ngoài Miết giáp, thịt Ba ba cũng được dùng để bồi bổ cho những người tạng nhiệt, phù hợp cho người cao tuổi ho khan, đau lưng, gối; nam giới thận yếu, rụng tóc; nữ giới khí hư, băng huyết; trẻ em suy dinh dưỡng; Miết huyết được pha rượu uống giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe ở người mới ốm dậy, kém ăn, mệt mỏi.
Mỗi ngày dùng từ 10 – 20g bột đã xay, lọc qua rây hoặc 6 – 10g cao đã chế biến ở trên, chia thành 2 lần. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác nếu cần.
Bài thuốc chữa thở gấp, suyễn ở trẻ em (Nam dược Thần hiệu)
Uống 4g bột mịn Miết giáp (xay sau khi đốt tồn tính) với nước ép 50g lá nhót.
Bài thuốc chữa sốt rét, phù thũng
Miết giáp, Nga truật, Tam lăng, Trần bì, Thanh bì, Ô mai, Binh lang, Thảo quả, Sa nhân, Bán hạ chế mỗi thứ 20g, Thường sơn 40g. Tất cả thái nhỏ ngâm với 1 lít rượu và một 1 lít giấm trong 1 ngày đêm. Đun cạn, phơi khô, sao giòn, tán nhỏ, rây mịn, hoàn thành viên bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống từ 30 – 40 viên với nước ấm lúc lên cơn sốt rét. Trẻ em 5 – 10 tuổi uống 10 – 20 viên, trên 11 tuổi uống từ 20 – 30 viên.
Bài thuốc chữa bế kinh do suy nhược
Cho 30g bột mịn Miết giáp vào bụng chim bồ câu đã làm sạch, ướp ít rượu và gia vị rồi hấp cách thủy. Ăn hết trong ngày.
Bài thuốc dưỡng âm, bổ huyết, giảm mỡ, hạ huyết áp
Nấu thịt Ba ba với râu Bắp, Sơn tra, Táo đỏ, Gừng cho chín nhừ, ăn hết nước lẫn cái, mỗi hai ngày.
Bài thuốc chữa sốt, ho mạn tính
Hấp cách thủy Ba ba với Hoài sơn, Long nhãn, chia làm 2 – 3 phần, ăn trong ngày.
Người có máu hàn, tỳ hư, tiêu chảy và phụ nữ có thai không được dùng.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi – Trang 985.
Cây thuốc và động vật làm thuốc (Tập 1) – Trang 1067.