Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Piperacillin.
Loại thuốc
Kháng sinh penicillin phổ rộng, thuộc họ beta-lactam.
Dạng thuốc và hàm lượng
Bột pha tiêm: Lọ chứa piperacilin natri tương ứng 1 g, 2 g, 4 g piperacillin; 1 g chế phẩm chứa 1,85 mmol (42,6 mg) natri.
Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và mạn, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường mật, bệnh lậu không biến chứng do cầu khuẩn lậu nhạy cảm penicilin và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt do Pseudomonas. Trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân do Pseudomonas hoặc người bệnh có giảm bạch cầu trung tính, phải phối hợp piperacillin với aminoglycosid để điều trị.
Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ổ bụng, tử cung.
Piperacillin là một ureido penicilin phổ rộng, có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram dương và Gram âm bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Piperacillin có tác dụng kháng khuẩn tương tự carbenicillin và ticarcillin nhưng có tác dụng kháng khuẩn rộng hơn đối với vi khuẩn Gram âm, bao gồm Klebsiella pneumonia. Nói chung piperacilin có hoạt tính in vitro lớn hơn, đặc biệt kháng Pseudomonas aeruginosa và Enterobacter, kháng vi khuẩn Gram dương Enterococcus faecalis và có thể kháng Bacteroides fragilis. Tuy vậy, có hiệu ứng chất cấy nghĩa là nồng độ ức chế tối thiểu của piperacilin tăng cùng với số lượng vi khuẩn được cấy. Trong số các cầu khuẩn Gram dương rất nhạy cảm với piperacilin, có Streptococcus, Enterococcus, cầu khuẩn kỵ khí, Clostridium perfringens, các tụ cầu sinh penicilinase kháng thuốc.
Trong số vi khuẩn ưa khí Gram âm nhạy cảm tốt với piperacilin, có E. coli, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, Pseudomonas, chủng Citrobacter spp., Serratia, Enterobacter spp., Salmonella, Shigella, Haemophilus influenzae không sinh beta-lactamase, Gonococcus và Meningococcus. Trong số các vi khuẩn nhạy cảm vừa hoặc tốt, có Acinetobacter, Klebsiella, Bacteroides và Fusobacterium spp.
Piperacillin dễ bị giảm tác dụng do các beta-lactamase. Kháng piperacilin có thể do beta-lactamase và sự thay đổi ở nhiễm sắc thể làm giảm dần tác dụng của piperacilin. Do đó, phối hợp piperacilin với một chất ức chế beta-lactamase (tazobactam) làm tăng tác dụng của piperacillin. Piperacillin phối hợp với tazobactam có tác dụng đối với các vi khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram âm và Gram dương, kể cả các vi khuẩn sinh beta-lactamase kháng piperacillin.
Tụ cầu kháng methicillin, Xanthamonas maltophilia và Chlamydia trachomatis không nhạy cảm với piperacilin + tazobactam.
Sự kháng thuốc đã thể hiện trên Pseudomonas aeruginosa trong quá trình điều trị với piperacilin, đặc biệt khi sử dụng đơn độc. Có thể có một số kháng chéo với các penicillin kháng Pseudomonas khác.
Piperacillin không được hấp thu qua đường tiêu hóa, nên phải tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Nồng độ thuốc sau khi tiêm tĩnh mạch với liều 2 g, 4 g, 6 g tương ứng như sau: Sau 0 - 30 phút đạt nồng độ từ 300 - 70 microgram/ml; 400 - 110 microgram/ml; 770 - 320 microgram/ml. Sau 2 - 6 giờ còn 20 - 2 microgam/ml; 35 - 5 microgram/ml; 90 - 8 microgram/ml.
Sau khi tiêm bắp liều 2 g, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt 30 - 40 microgam/ml trong vòng 30 - 50 phút. Dược động học của piperacilin không tuyến tính và phụ thuộc liều. Thuốc phân bố tốt vào các mô, kể cả mô xương, dịch mật, tuần hoàn thai nhi, dịch não tủy khi viêm màng não và một lượng nhỏ vào sữa. Nửa đời trong huyết tương khoảng 1 giờ; ở trẻ sơ sinh thì dài hơn. Ở người bệnh suy thận nặng, nửa đời trong huyết tương tăng gấp 3 lần; suy thận giai đoạn cuối: Từ 4 - 6 giờ; vừa suy gan vừa suy thận, nửa đời trong huyết tương dài hơn nhiều. Khoảng 20% piperacillin trong máu liên kết với protein huyết tương.
Piperacillin được chuyển hóa thành chất chuyển hóa desethyl có hoạt tính vi sinh vật nhỏ và chất chuyển hóa không có hoạt tính.
Piperacillin bài tiết khoảng 60 - 80% qua nước tiểu dưới dạng không đổi trong vòng 24 giờ, đạt nồng độ cao; 20% qua dịch mật dưới dạng không đổi, cũng có nồng độ cao. Liều tiêm tĩnh mạch 1 g có thể cho nồng độ ở dịch mật tới 1 600 microgam/ml; liều tiêm bắp 2 g có thể cho nồng độ ở nước tiểu trên 10 000 microgam/ml.
Ở người bệnh có chức năng thận suy giảm, tốc độ đào thải thuốc chậm hơn so với người bệnh thận bình thường. Piperacillin được loại bỏ bằng thẩm phân máu.
Người quá mẫn với nhóm penicilin và/hoặc với các cephalosporin, thuốc ức chế beta-lactamase (piperacillin kết hợp tazobactam).
Người lớn
Trẻ em
Đối tượng khác
Toàn thân: Phản ứng dị ứng phát ban ở da, sốt; đau và ban đỏ sau khi tiêm bắp.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
Tuần hoàn: Viêm tắc tĩnh mạch.
Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy.
Gan: Tăng transaminase có hồi phục.
Máu: Giảm bạch cầu đa nhân trung tính nhất thời, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.
Toàn thân: Sốc phản vệ.
Tiêu hóa: Viêm ruột màng giả (chữa bằng metronidazol).
Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson, mày đay.
Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
Người bệnh xơ nang, dùng piperacilin thường hay có các phản ứng ở da và sốt.
Piperacillin dùng được cho người mang thai.
Piperacillin bài tiết ở nồng độ thấp vào sữa, người mẹ dùng thuốc vẫn có thể tiếp tục cho con bú.
Không có nghiên cứu nào về ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc đã được thực hiện.
Quá liều và độc tính
Liều một ngày 24 g cho người lớn không gây tác dụng có hại. Biểu hiện quá liều thường là kích thích vận động hoặc co giật.
Cách xử lý khi quá liều
Dùng các thuốc chống co giật như diazepam, barbiturat.
Không tìm thấy thông tin thuốc.
Tên thuốc: Piperacillin
Ngày cập nhật: 30/07/2021