Long Châu

Xơ nang là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Xơ nang là bệnh di truyền của tuyến ngoại tiết, ảnh hưởng lên hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Xơ nang thường dẫn đến bệnh phổi mãn tính, bệnh gan mật, suy tụy ngoại tiết và bất thường điện giải ở tuyến mồ hôi. Chẩn đoán bằng cách xét nghiệm mồ hôi và xác định 2 biến thể gene gây xơ nang ở những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm sàng lọc sơ sinh dương tính hoặc có các đặc điểm lâm sàng đặc trưng của bệnh. Điều trị hỗ trợ thông qua chăm sóc tích cực, điều chỉnh các phân tử nhỏ nhằm mục tiêu vào các khiếm khuyết protein điều hòa dẫn truyền qua màng tế bào xơ nang.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Xơ nang là gì? 

Xơ nang (Cystic Fibrosis - CF) là một bệnh lý di truyền nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Bệnh do các bất thường của CFTR (protein điều hòa dẫn truyền qua màng tế bào xơ nang) – là một kênh clorid trong tế bào lót bề mặt phổi, ống tụy, tuyến mồ hôi, ruột và cơ quan sinh sản. Hiện nay đã phát hiện có hơn 1500 đột biến gây ra gián đoạn giai đoạn tổng hợp, ảnh hưởng chức năng của CFTR.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của xơ nang

Hệ hô hấp

Đa phần các bệnh nhân thường không được chẩn đoán qua khám sàng lọc trẻ sơ sinh có bất thường về phổi. Người bệnh bị nhiễm trùng tái phát hay nhiễm trùng mạn tính được biểu hiện qua ho đờm và thở khò khè. Thường gặp nhất là ho đờm, trẻ quấy khóc, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ. Khi bệnh tiến triển sẽ có các hiểu hiện co rút cơ liên sườn, biến dạng lồng ngực, ngón tay dùi trống, giảm khả năng hoạt động thể lực. Ngoài ra còn bị polyp mũi và viêm xoang mãn tính/ tái phát.

Hệ tiêu hóa

Biểu hiện sớm nhất có thể là tắc ruột do phân su, xảy ra do phân su đặc quánh bất thường, dính vào niêm mạc ở đoạn cuối hồi tràng. Thường đi kèm với các biểu hiện như chướng bụng, buồn nôn, nôn, không đi ngoài phân su. Ở trẻ sơ sinh không có phân su, sự chậm tăng cân trong 4 – 6 tuần tuổi có thể là dấu hiệu báo trước sự khởi phát bệnh. Một số trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng do kém hấp thu protein. Hiếm khi bị sa trực tràng.

Người lớn thường có các biểu hiện như táo bón hoặc tắc nghẽn ruột non hay ruột già (một phần hoặc toàn bộ) tái đi tái lại nhiều lần. Có thể đi kèm các triệu chứng bao gồm đau bụng âm ỉ, giảm ngon miệng, nôn mửa, thay đổi khuôn phân.

Biểu hiện sớm trên lâm sàng có thể có suy tuyến tụy, bao gồm đi ngoài phân hôi và nhiều dầu mỡ, ăn nhiều những vẫn không tăng trưởng.

Trào ngược dạ dày thực quản là dấu hiệu khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em.

Hệ cơ quan khác

Đổ mồ hồi quá nhiều khi thời tiết nóng bức hay khi bị sốt thường dẫn đến mất nước, hạ natri máu, giảm clo máu, suy tuần hoàn. Nếu điều kiện khí hậu nắng nóng và độ ẩm thấp, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm kiềm chuyển hóa mạn tính. Quan sát trên da có thể thấy tinh thể muối hình thành trên da.

Biến chứng có thể gặp khi mắc xơ nang

Các biến chứng có thể gặp tại phổ bao gồm tràn khí màng phổi, ho ra máu, Aspergillus phế quản phổi dị ứng, nhiễm vi khuẩn lao không điển hình, suy tim phải thứ phát do tăng áp lực mạch phổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến xơ nang

Xơ nang là một bệnh di truyền gene lặn ở 3% dân số da trắng. Gene mã hóa một protein liên kết màng được gọi là điều hòa dẫn truyền qua màng tế bào xơ nang (CFTR). Đột biến phổ biến nhất là F5508del xảy ra tên khoảng 85% các allele CF.

CFTR là một cAMP – kênh clorid quy định và điều hòa vận chuyển clorid, natri, bicarbonat qua màng biểu mô. Xơ nang chỉ biểu hiện khi ở dạng đồng hợp tử. Dạng dị hợp tử thường thể hiện một số vấn đề về vận chuyển điện giải ở tế bào biểu mô nhưng không cho thấy ảnh hưởng trên lâm sàng.

Đột biến CFTR được chia thành 6 lớp tùy theo mức độ thay đổi đột biến, ảnh hưởng đến chức năng và quá trình sản xuất CFTR. Bệnh nhân mang đột biến gen I, II hay III được xem là kiểu gen nặng, làm cho chức năng CFTR ít hoặc không có. Trong khi bệnh nhân mang 1 hay 2 đột biến ở mức độ IV hay V được xem là kiểu gen nhẹ hơn. Tuy nhiên, không có sự liên quan chặt chẽ giữa các đột biến và biển hiện bệnh cụ thể, vì vậy cần kiểm tra lâm sàng (các chức năng của cơ quan) thay vì kiểu gen là hướng chẩn đoán tốt hơn để tiên lượng. Đột biến CFTR có thể liên quan đến việc dịch chuyển khung (xóa hay chèn thêm trình tự DNA làm thay đổi trình tự đọc) hoặc các đột biến vô nghĩa.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải xơ nang?

Có bố và mẹ có gen đột biến xơ nang.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải xơ nang

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc xơ nang, bao gồm:

  • Di truyền.

  • Dân số da trắng.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán xơ nang

  • Khám sàng lọc trẻ sơ sinh.

  • Kiểm tra sàng lọc trước sinh, triệu chứng lâm sàng, tiền sử gia đình.

  • Test mồ hôi.

  • Kiểm tra 2 đột biến gây xơ nang.

Đa số trường hợp xơ nang được xác định thông qua sàng lọc sơ sinh. Xét nghiệm clo trong mồ hôi là tiêu chuẩn để chẩn đoán xơ nang trong hầu hết các trường hợp.

Khám sàng lọc trẻ sơ sinh

Khám sàng lọc trẻ sơ sinh cho xơ nang dựa trên việc phát hiện nồng độ cao của IRT (immunoreactive trypsinogen) trong máu. Có 2 phương pháp thực hiện, phương pháp đầu tiên là thực hiện IRT thứ phát cho kết quả tăng, sau đó làm test mồ hôi. Phương pháp thứ 2 được thực hiện phổ biến hơn là kiểm tra đột biến CFTR xác định được mức tăng IRT, và nếu xác định được 1 hay 2 đột biến, tiến hành test mồ hôi. Để xác định chẩn đoán, cả 2 phương pháp đều cần có độ nhạy từ 90 – 95%.

Test mồ hôi

Mồ hôi tại chỗ được kích thích tiết ra nhờ pilocarpine, sau đó đo nồng độ clo. Mặc dù nồng độ clo tăng nhẹ trong mồ hôi theo độ tuổi nhưng test mồ hôi vẫn có giá trị ở mọi lứa tuổi.

  • Mức bình thường: ≤ 30 mEq/L (≤ 30 mmol/L): không có xơ nang.

  • Mức trung bình: 30 đến 59 mEq/L (30 đến 59 mmol/L): có thể là xơ nang.

  • Mức bất thường: ≥ 60 mEq/L (≥ 60 mmol/L): mức xơ nang.

Kết quả xét nghiệm có giá trị sau 48 giờ. Nhưng việc lấy đủ lượng mồ hôi ở trẻ dưới 2 tuần tuổi khá khó khăn. Rất hiếm khi có kết quả âm tính giả nhưng bệnh nhân có thể bị phù, giảm protein máu hay không đủ lượng mồ hôi cần lấy để xét nghiệm. Nếu có kết quả dương tính giả, thường do lỗi kỹ thuật. Kết quả test mồ hôi dương tính cần được xác nhận thêm dựa vào test mồ hôi lần 2 hay bằng cách xác định 2 loại đột biến do xơ nang gây ra.

Một số bệnh nhân không đáp ứng với tiêu chuẩn chẩn đoán xơ nang, được xếp vào loại rối loạn chức năng CFTR bất thường:

  • Giá trị clo trong mồ hôi ở mức trung bình hay thậm chí bình thường nhưng cho kiểu hình xơ nang nhẹ hay xơ nang một phần.

  • Có biểu hiện trên các cơ quan như giãn phế quản, viêm tụy, hay không có ống dẫn tính 2 bên bẩm sinh hay có những gợi ý về bất thường chức năng CFTR.

Ở một số trường hợp, chẩn đoán xơ nang dựa trên việc xác định 2 đột biến gây xơ nang. Nếu không xác định được 2 đột biến trên, có thể tiến hành đánh giá phụ trợ như chụp tụy và kiểm tra chức năng tụy, CT ngực, xoang, đánh giá chức năng phổi, hệ sinh dục nam và dịch rửa phế quản.

Phương pháp điều trị xơ nang hiệu quả

  • Điều trị hỗ trợ toàn diện, đa cơ quan.

  • Kháng sinh, thuốc dạng hít làm giảm dịch tiết đường thở, làm sạch đường thở.

  • Thuốc giãn phế quản dạng hít, đôi khi là corticosteroid.

  • Bổ sung men tụy, vitamin.

  • Chế độ ăn giàu chất béo.

Mục tiêu điều trị là duy trì được tình trạng dinh dưỡng bình thường, phòng ngừa hay điều trị tích cực các biến chứng từ phổi hay cơ quan khác, tăng cường hoạt động thể chất, hỗ trợ tâm lý. Phác đồ điều trị tương đối phức tạp, thường mất 2 giờ/ngày.

Hệ hô hấp

Tập trung vào việc phòng ngừa tắc nghẽn đường thở, dự phòng và kiểm soát bệnh phổi. Dự phòng nhiễm trùng phổi như phòng ho gà, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, thủy đậu, tiêm vaccine ngừa sởi và ngừa cúm hàng năm. Có thể dùng chất ức chế neuraminidase để dự phòng cúm. Dùng palivizumab ở trẻ sơ sinh mắc xơ nang để phòng ngừa nhiễm virus hợp bào.

Một số biện pháp làm thông thoáng đường thở bao gồm vỗ rung, dẫn lưu tư thế. Đối với bệnh nhân lớn tuổi, có thể sử dụng một số biện pháp để làm thông đường thở chủ động như tập thở ra áp lực dương, thở chu kỳ thụ động, liệu pháp áo vest, dao động ngực cao tần. 

Sử dụng thuốc giãn phế quản đường hít cho bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở có phục hồi. Corticosteroid đường hít thường không có hiệu quả. Ở bệnh nhân suy hô hấp nặng hay thiếu máu cục bộ có thể sử dụng liệu pháp O2.

Trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản kéo dài hay bệnh nhân bị co thắt phế quản tái phát, nhiễm nấm aspergillus phế quản phổi dị ứng, biến chứng viêm khớp hay viêm mạch máu có thể sử dụng corticosteroid dạng uống. Sử dụng lâu dài corticosteroid cách nhật có thể làm chậm đi sự suy giảm chức năng phổi nhưng do corticosteroid gây nhiều biến chứng nên không khuyến khích sử dụng thường xuyên.

CFTR điều biến

Thuốc điều chỉnh CFTR và thuốc potentiator được chỉ định cho 90% các đột biến liên quan đến xơ nang. 

Ivacaftor là bộ chiết áp CFTR, một loại thuốc uống phân tử nhỏ được dùng lâu dài có tác dụng tăng cường hoạt động kênh ion CFTR ở bệnh nhân có đột biến CFTR cụ thể. (dùng cho bệnh nhân ≥ 6 tháng tuổi).

Lumacaftor là một thuốc phân tử nhỏ dùng để điều chỉnh một phần CFTR khiếm khuyết ở bệnh nhân có đột biến F508del.

Kháng sinh

Dùng ở trường hợp có tổn thương phổi nhẹ, dùng ngắn ngày nên chỉ được chỉ định khi đã có kết quả nuôi cấy và độ nhạy.

Hệ tiêu hóa

Sự tắc nghẽn ở đường ruột ở trẻ sơ sinh có thể được giảm đi bằng cách thụt rửa có chứa chất cản quang hyperosmolar hoặc iso-osmolar. Nếu không được, phẫu thuật cắt ruột để thoát bớt phân su trong lòng ruột ra ngoài.

Thay thế enzyme tụy cũng nên được bổ sung vào bữa ăn cho bệnh nhân suy tụy.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xơ nang

Chế độ sinh hoạt:

  • Thường xuyên tập luyện aerobic.

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.

  • Tập vật lý trị liệu.

  • Tiếp nhận hỗ trợ tâm lý.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Chế độ ăn cần cung cấp đủ lượng calo, chất đạm. 

  • Nâng tổng mức chất béo trong bữa ăn từ bình thường lên đến mức cao.

  • Bổ sung vitamin D3, K, natri.

  • Bổ sung enzyme cho tuyến tuy.

Phương pháp phòng ngừa xơ nang

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

  • Không hút thuốc.

  • Rửa tay thường xuyên.

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

  • Tập thể dục mỗi ngày.

Nguồn tham khảo
  1. MSD Manual: https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/khoa-nhi/x%C6%A1-nang-cf/x%C6%A1-nang 
  2. Sức khỏe đời sống: https://suckhoedoisong.vn/ban-biet-gi-ve-benh-xo-nang-16928516.htm

Các bệnh liên quan

  1. Giảm tiểu cầu miễn dịch

  2. Dậy thì sớm

  3. Tiểu đường tuýp 1

  4. Hạ kali máu

  5. Thừa Estrogen

  6. Vú to ở nam giới

  7. Bướu giáp lan tỏa

  8. Thiếu canxi

  9. Bệnh Madelung

  10. Suy dinh dưỡng