Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ hô hấp/
  4. Thuốc ho & cảm
Thuốc Bromhexin 4 DHG điều trị rối loạn tiết dịch phế quản trong viêm phế quản cấp tính (2 vỉ x 20 viên)
Thương hiệu: Dhg

Thuốc Bromhexin 4 DHG điều trị rối loạn tiết dịch phế quản trong viêm phế quản cấp tính (2 vỉ x 20 viên)

000014330 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc ho & cảm

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách

Hộp 2 vỉ x 20 viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Loét dạ dày tá tràng

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

DHG

Số đăng ký

VD-13276-10

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Bromhexin 4 do công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG sản xuất, được dùng để điều trị các trường hợp liên quan đến rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.

Nước sản xuất

Việt Nam
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Bromhexin 4 là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Bromhexin 4

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Bromhexine

4mg

Công dụng của Thuốc Bromhexin 4

Chỉ định

Thuốc Bromhexin 4 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Dùng trong các trường hợp liên quan đến rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.

Dược lực học

Bromhexin hydroclorid là chất điều hòa và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hóa sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid acid nên thuốc làm đàm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đàm dễ dàng hơn, nên làm đàm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.

Dược động học

Bromhexin được hấp thu tốt qua hệ tiêu hóa. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của thuốc. Thuốc có độ gắn kết cao với protein huyết tương (trên 95%). Bromhexin chuyển hóa chủ yếu qua gan. Phần lớn Bromhexin được bài tiết qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa. Bromhexin được thải trừ qua phân rất ít, chỉ khoảng dưới 4%.

Cách dùng Thuốc Bromhexin 4

Cách dùng

Uống thuốc ngay sau khi ăn.

Liều dùng

Người lớn và trẻ trên 12 tuổi:

Uống 2 viên x 3 lần/ngày.

Trẻ em 6 - 12 tuổi:

Uống 1 viên x 3 lần/ngày.

Trẻ em 2 - 6 tuổi:

Uống 1 viên x 2 lần/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Cho đến nay chưa có báo cáo về quá liều do Bromhexin. Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Bromhexin 4, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Đau dạ dày, buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hóa, khô miệng.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Bromhexin 4 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với Bromhexin.

Thận trọng khi sử dụng

Trong khi dùng Bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.

Thận trọng cho người bệnh hen, vì Bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.

Thận trọng với người suy gan, suy thận nặng.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy nhược, thể trạng yếu không có khả năng khạc đờm.

Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thận trọng khi đang lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây tình trạng nhức đầu, chóng mặt.

Thời kỳ mang thai

Không khuyến cáo dùng Bromhexin cho các đối tượng này do chưa có đủ các tài liệu nghiên cứu.

Thời kỳ cho con bú

Không khuyến cáo dùng Bromhexin cho các đối tượng này do chưa có đủ các tài liệu nghiên cứu.

Tương tác thuốc

Dùng phối hợp Bromhexin với kháng sinh làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản nên được dùng phối hợp kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp.

Tránh kết hợp với các thuốc chống ho hoặc thuốc giảm tiết dịch phế quản kiểu atropin.

Bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • CN

    chị nga

    bn tiền 1 hộp ạ
    3 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tiến BắcQuản trị viên

      Chào chị Nga,
      Dạ chị có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Bromhexin 4mg Dược 3-2 tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính (10 vỉ x 20 viên) có giá 15,000 ₫/ hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.
      Thân mến!

      3 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • BK

    bạn khuyên

    bao tiền một hộp vậy a
    25/02/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • AnhDD28Quản trị viên

      Chào bạn Khuyên,
      Dạ rất tiếc sản phẩm đang tạm hết hàng. Mong Bạn thông cảm. Bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được tư vấn sản phẩm tương tự cùng công dụng.
      Thân mến!

      25/02/2023

      Hữu ích

      Trả lời