Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc thần kinh/
  4. Thuốc thần kinh
Thuốc Haloperidol 2mg Danapha điều trị các trạng thái kích động tâm thần, vận động (200 viên)
Thương hiệu: Danapha

Thuốc Haloperidol 2mg Danapha điều trị các trạng thái kích động tâm thần, vận động (200 viên)

000139180 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc thần kinh

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách

Hộp 200 Viên

Thành phần

Chỉ định

Rối loạn tâm thần, Tâm thần phân liệt, Rối loạn hành vi

Chống chỉ định

Nghiện rượu mãn tính, Dị ứng thuốc

Nhà sản xuất

DANAPHA

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-18188-13

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Haloperidol của Công ty Cổ phần Dược Danapha, thuốc có thành phần chính là Haloperidol. Thuốc dùng để điều trị trong chuyên khoa tâm thần, điều trị các trạng thái kích động tâm thần, vận động nguyên nhân khác nhau, các trạng thái loạn thần mạn tính, mê sảng, lú lẫn kèm theo kích động, hành vi gây gổ tấn công. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Haloperidol 2mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Haloperidol 2mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Haloperidol

2mg

Công dụng của Thuốc Haloperidol 2mg

Chỉ định

Thuốc Haloperidol được chỉ định dùng trong các trường hợp trong chuyên khoa tâm thần:

Các trạng thái kích động tâm thần, vận động nguyên nhân khác nhau (trạng thái hưng cảm, cơn hoang tưởng cấp, mê sảng, run do rượu).

Các trạng thái loạn thần mạn tính (hoang tưởng mạn tính, hội chứng Paranoia, hội chứng Paraphrenia, bệnh tâm thần phân liệt).

Trạng thái mê sảng, lú lẫn kèm theo kích động, hành vi gây gổ tấn công.

Dược lực học

Haloperidol là thuốc an thần kinh thuộc nhóm Butyrophenon. Haloperidol có cùng tác dụng trên hệ thần kinh trung ương như Clorpromazin và những dẫn chất Phenothiazin khác, có tính đối kháng ở thụ thể Dopamin nhưng tác dụng kháng Dopamin này nói chung được tăng lên đáng kể bởi Haloperidol. Haloperidol có tác dụng chống nôn rất mạnh, có tác dụng lên hệ ngoại tháp.

Haloperidol có rất ít tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm, ở liều bình thường, không có tác dụng kháng Adrenalin cũng như kháng Cholin, vì cấu trúc của Haloperidol gần giống như Acid gamma - Amino - Butyric. Haloperidol không có tác dụng kháng Histamin, nhưng có tác dụng mạnh giống Papaverin trên cơ trơn.

Dược động học

Sau khi uống, Haloperidol được hấp thu từ 60 – 70% ở đường tiêu hoá. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống thuốc từ 4 đến 6 giờ. Haloperidol có thời gian bán thải 24 giờ và trạng thái cân bằng đạt được sau khoảng 1 tuần. Haloperidol chuyển hoá chủ yếu qua Cytochrom P450 của Microsom gan, chủ yếu bằng cách khử Ankyl oxy hoá, vì vậy có sự tương tác thuốc khi Haloperidol được điều trị đồng thời với những thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế những Enzym oxy hóa thuốc ở gan.

Haloperidol bài tiết vào phân 20% và vào nước tiểu khoảng 33%. Chỉ có 1% thuốc được bài tiết qua thận ở dạng không bị chuyển hoá. Chất chuyển hoá không có tác dụng dược lý.

Cách dùng Thuốc Haloperidol 2mg

Cách dùng

Nên uống Haloperidol cùng với thức ăn hoặc 1 cốc nước (240ml) hoặc sữa nếu cần.

Liều dùng

Liều lượng tùy theo từng người bệnh, bắt đầu dùng từ liều thấp trong phạm vi liều thường dùng. Sau khi có đáp ứng tốt (thường trong vòng 3 tuần), liều duy trì thích hợp phải được xác định bằng giảm dần đến liều thấp nhất có hiệu quả.

Người lớn

Khởi đầu 0,5 - 5mg, chia 2 - 3 lần/ngày. Liều được điều chỉnh theo ý kiến bác sĩ khi cần, liều tối đa 100mg/ngày.

Trẻ em

Trẻ em từ 3 -12 tuổi: Khởi đầu 0,025 - 0,05mg/kg thể trọng mỗi ngày, chia 2 lần trong ngày. Có thể tăng rất thận trọng, nếu cần. Liều tối đa hằng ngày 10mg.

Người già

Dùng 0,5mg - 2mg, chia 2 - 3 lần/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi quá liều?

Nếu mới uống quá liều Haloperidol, nên rửa dạ dày và uống than hoạt. Người bệnh phải được điều trị tích cực triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Làm gì khi quên liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Hội chứng ngoại tháp xảy ra ở 40 - 70% số người bệnh được điều trị. Haloperidol có thể làm tăng nồng độ Prolactin trong huyết tương tùy theo liều dùng.

Thường gặp, ADR> 1/100

Đau đầu, chóng mặt, trầm cảm và an thần. Triệu chứng ngoại tháp với rối loạn trương lực cấp, hội chứng Parkinson, ngồi nằm không yên. Loạn vận động xảy ra muộn khi điều trị thời gian dài.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tăng tiết nước bọt và mồ hôi, ăn mất ngon, mất ngủ và thay đổi thể trọng. Tim đập nhanh và hạ huyết áp, tiết nhiều sữa, to vú ở đàn ông, ít kinh hoặc mất kinh, nôn, táo bón, khó tiêu, khô miệng. Triệu chứng ngoại tháp với kiểu kích thích vận động, suy nhược, yếu cơ. Cơn động kinh lớn, kích động tâm thần, lú lẫn, bí đái và nhìn mờ.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Phản ứng quá mẫn như phản ứng da, mày đay, choáng phản vệ. Hội chứng thuốc an thần kinh ác tính. Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt và giảm tiểu cầu. Loạn nhịp thất, hạ glucose huyết, viêm gan và tắc mật trong gan.

Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải khi dùng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Haloperidol chống chỉ định trong trường hợp:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Người dùng quá liều Barbiturat, opiat hoặc rượu.

  • Bệnh Parkinson và loạn chuyển hóa Porphyrin.

Thận trọng khi dùng thuốc

Trước khi dùng Haloperidol, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Thông báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với Haloperidol, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần trong thuốc. Bạn cũng có thể hỏi dược sĩ để biết danh sách các thành phần.

Thận trọng khi sử dụng Haloperidol cho các trường hợp sau:

  • Trẻ em và thiếu niên (rất dễ gặp tác dụng ngoại tháp).

  • Thận trọng khi sử dụng Haloperidol cho người suy tuỷ.

  • Thận trọng khi sử dụng Haloperidol cho người có u tế bào u crôm.

  • Người suy gan, thận, bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, bệnh về chức năng hô hấp, người có bệnh glôcôm góc đóng, đái tháo đường, bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt và người cao tuổi (dễ bị phản ứng phụ ngoại tháp hoặc hạ huyết áp thế đứng).

Tránh dùng hoặc sử dụng thuốc rất thận trọng trong những trường hợp: Rối loạn vận động ngoại tháp, chứng liệt cứng, bệnh gan, bệnh thận, bệnh máu và động kinh, trầm cảm, cường giáp, điều trị đồng thời với thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, Adrenalin và các thuốc có tác dụng giống giao cảm khác.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Haloperidol có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo và khả năng phối hợp động tác, nên cần thận trọng khi dùng thuốc với người đang lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Không dùng khi có thai do không có những nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai. Nếu cần thiết sử dụng hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc lợi ích và nguy cơ.

Thời kỳ cho con bú

Haloperidol bài tiết qua sữa mẹ. Trong thời gian điều trị bằng Haloperidol, không nên cho con bú. Nếu cần thiết sử dụng hãy cân nhắc nên dùng thuốc hay nên cho trẻ ngừng bú mẹ.

Các đối tượng đặc biệt (người già, trẻ em dị ứng)

Chưa có báo cáo.

Tương tác thuốc

Phải thận trọng khi điều trị Haloperidol đồng thời với các thuốc sau:

  • Rượu: Vì có thể xảy ra chứng nằm ngồi không yên và loạn trương lực, vì rượu có thể hạ thấp ngưỡng kháng lại tác dụng phụ gây độc thần kinh.

  • Thuốc chống trầm cảm: Có thể gây kéo dài và làm tăng tác dụng an thần, kháng Acetylcholin của mỗi thuốc đó hoặc của Haloperidol.

  • Lithium: Có thể gây độc đối với thần kinh hoặc triệu chứng ngoại tháp.

  • Carbamazepin, Rifampicin: Làm giảm nồng độ Haloperidol trong huyết tương.

  • Methyldopa: Có thể gây tác dụng tâm thần không mong muốn như mất khả năng định hướng, chậm suy nghĩ.

  • Levodopa: Vì có thể gây ra hoặc có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng rối loạn tâm thần, và Haloperidol có thể làm giảm tác dụng điều trị của Levodopa.

  • Cocain: Người nghiện Cocain có thể tăng nguy cơ phản ứng loạn trương lực cấp sau khi uống Haloperidol.

  • Thuốc chống viêm không Steroid: Vì có thể gây ngủ gà và lú lẫn nặng.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • CT

    CHI TAM

    cho mình xin giá 1 hộp vs ạ
    7 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Minh HằngDược sĩ

      Chào chị TAM,
      Dạ chị có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Halofar 2mg Pharmedic điều trị biểu hiện rối loạn tâm thần (10 vỉ x 20 viên) có giá 26,000 ₫/hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.
      Thân mến!

      7 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • AN

    ANH NGHIA

    mình không có đơn thuốc do người nhà được đưa ra từ trung tâm bảo trợ cho người bị thần kinh, người ta chỉ cho thuốc mấy ngày. bây giờ hết thuốc mà mình không có đơn thì làm sao để mua thuốc được ạ
    22/06/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • Trần Quang Ngọc DũngDược sĩ

      Chào ANH NGHIA,

      Dạ sản phẩm là thuốc kê đơn, anh vui lòng tham khảo bác sĩ hoặc nhân viên y tế ở trung tâm bảo trợ xem có nên dùng tiếp tục hay không, nếu bệnh nhân cần dùng thuốc tiếp, anh có thể nhờ bác sĩ hỗ trợ đơn cho mình ạ, không nên tự ý dùng do thuốc dùng không đúng có thể gây tác dụng không mong muốn ạ.

      Thông tin đến anh ạ.

      Thân mến!

      22/06/2023

      Hữu ích

      Trả lời