Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc hệ thần kinh/
  4. Thuốc thần kinh
Thuốc Halofar Pharmedic điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Halofar Pharmedic điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Halofar Pharmedic điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Halofar Pharmedic điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Halofar Pharmedic điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Halofar Pharmedic điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần (10 vỉ x 20 viên)
Thuốc Halofar Pharmedic điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần (10 vỉ x 20 viên)
Thương hiệu: Pharmedic

Thuốc Halofar Pharmedic điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần (10 vỉ x 20 viên)

000036110 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc thần kinh

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách

Hộp 10 vỉ x 20 viên

Thành phần

Chỉ định

Rối loạn tâm thần, Lo âu

Chống chỉ định

Động kinh, Nghiện rượu mãn tính, Rối loạn chuyển hóa Porphyria, Trầm cảm

Nhà sản xuất

PHARMEDIC

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-12248-10

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Halofar là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic, chứa hoạt chất chính là Haloperidol dùng để điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần.

Thuốc Halofar bào chế dạng viên nén tròn màu trắng, hai mặt phẳng, một mặt có chữ “HLD” ở trên và “2 mg" ở dưới, mặt kia có rãnh hình chữ thập, không mùi.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Halofar là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Halofar

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Haloperidol

2mg

Công dụng của Thuốc Halofar

Chỉ định

Thuốc Halofar được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần.
  • Kiểm soát tật máy giật vận động và phát âm trong hội chứng Tourette ở trẻ em và người lớn.
  • Điều trị các vấn đề hành vi nghiêm trọng ở trẻ em như gây gổ, tấn công, kích động (dù không có sự khiêu khích).
  • Điều trị thời gian ngắn ở trẻ em hiếu động thái quá kèm theo các rối loạn hành vi bao gồm các triệu chứng sau đây: Ám ảnh, khó tập trung, hung hăng, tâm trạng không ổn định và khó khoan dung.
  • Haloperidol dùng cho trẻ em khi không đáp ứng với liệu pháp tâm lý hoặc các loại thuốc chống loạn thần khác.

Dược lực học

Haloperidol là thuốc chống loạn thần thuộc nhóm butyrophenon. Haloperidol là chất đối kháng thụ thể dopamin 2 (D2), ở liều khuyến cáo có hoạt tính kháng adregernic alpha-1 thấp và không có hoạt tính kháng histamin hoặc kháng cholinergic.

Tác dụng dược lực học Haloperidol ức chế hoang tưởng và ảo giác nhờ việc phong bế tín hiệu dopaminergic trong con đường masolimbic.

Tác dụng phong bế dopamin trung ương có hoạt động trên các hạch nền.

Dược động học

Hấp thu

Sau khi uống, haloperidol được hấp thu từ 60 đến 70% đường tiêu hóa. nồng độ đỉnh đạt được sau khoảng 26 giờ.

Phân bố

Haloperidol được phân phối nhanh chóng đến các mô khác nhau và các cơ quan.

Nồng độ haloperidol huyết tương trung bình ở người lớn khoảng từ 80 đến 92%. Haloperidol qua được hàng rào máu - não; nó cũng đi qua nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ.

Chuyển hóa

Haloperidol được chuyển hóa chủ yếu ở gan.

Các đường chuyển hóa chính của haloperidol bao gồm glucuronid hóa, giảm ceton, oxy hóa N-dealkylation và sự hình thành các chất chuyển hóa pyridinium. Các enzyme cytochrome P450 - CYP3A4 và CYP2D6 liên quan đến quá trình chuyển hóa haloperidol, ức chế hoặc kích thích CYP3A4, hoặc ức chế CYP2D6, có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa haloperidol.

Sự giảm hoạt tính của CYP2D6 có thể làm tăng nồng độ haloperidol. Thải trừ: thời gian bán thải của haloperidol trung bình khoảng 24 giờ (khoảng từ 15 đến 37 giờ) sau khi uống. Sau khi tiêm tĩnh mạch haloperidol, 21% liều đã được thải trừ trong phân và 33% trong nước tiểu.

Cách dùng Thuốc Halofar

Cách dùng

Thuốc Halofar dạng viên nén dùng đường uống.

Liều dùng

Liều cần điều trị có sự thay đổi đáng kể giữa các bệnh nhân.

Như với tất cả các thuốc chống loạn thần khác, liều lượng nên theo nhu cầu và đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Điều chỉnh liều phải được thực hiện càng nhanh càng tốt để đạt được sự kiểm soát điều trị tối ưu. Để xác định liều lượng ban đầu, cần cân nhắc đến tuổi tác, mức độ bệnh của bệnh nhân, đáp ứng trước kia đối với các thuốc chống loạn thần khác và bất kỳ thuốc kèm theo hoặc tình trạng bệnh.

Trẻ em, bệnh nhân suy nhược hoặc lão khoa cũng như những người có tiền sử phản ứng phụ đối với thuốc chống loạn thần, có thể cần haloperidol liều ít hơn. Đáp ứng tối ưu ở những bệnh nhân này thường đạt được khi chỉnh liều dần dần và với liều lượng thấp, như được đề nghị dưới đây.

Liều bắt đầu điều trị:

Người lớn

  • Triệu chứng trung bình: 0,5 mg-2 mg, 2-3 lần/ngày.

  • Triệu chứng nặng: 3 mg-5 mg, 2-3 lần/ngày. Để đạt được kiểm soát nhanh, liều cao hơn có thể cần trong một số trường hợp.

  • Bệnh nhân cao tuổi hoặc suy nhược cơ thể: 0,5 mg-2 mg, 2-3 lần/ ngày.

  • Bệnh nhân mạn tính hoặc kháng thuốc: 3 mg - 5 mg, 2-3 lần/ngày. Bệnh nhân vẫn còn khó chịu hoặc kiểm soát không tốt, có thể cần điều chỉnh liều.

Trong một số trường hợp, liều hàng ngày lên tới 100 mg có thể cần thiết để đạt được đáp ứng tối ưu. Đôi khi haloperidol có thể được dùng trên 100 mg cho bệnh nhân kháng thuốc nặng. Tuy nhiên, dữ liệu lâm sàng đã không chứng minh được sự an toàn của việc sử dụng kéo dài liều này.

Trẻ em

  • Haloperidol không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

  • Trẻ em từ 3-12 tuổi (trọng lượng từ 15 kg đến 40 kg): nên điều trị bắt đầu với liều thấp nhất có thể (0,5 mg/ngày). Nếu cần, liều sẽ tăng lên thêm 0,5 mg, trong khoảng mỗi 5-7 ngày cho đến khi đạt được kết quả điều trị mong muốn. Tổng liều có thể chia thành 2-3 lần/ngày.

  • Rối loạn tâm thần: 0,05 -0,15 mg/kg/ ngày.

  • Rối loạn hành vi không tâm thần và hội chứng Tourette: 0,05 - 0,075 mg/kg/ngày.

  • Trong những trẻ em bị rối loạn nặng không tâm thần hoặc trẻ em hiếu động thái quá kèm rối loạn hành vi không đáp ứng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống loạn thần khác, dùng thời gian ngắn haloperidol có thể đủ đáp ứng. Không có bằng chứng cho thấy liều lượng tối đa là sẽ hiệu quả. Có rất ít bằng chứng cho thấy cải thiện hành vi đạt được ở liều lượng vượt quá 6 mg/ ngày.

Liều duy trì: Khi đạt được đáp ứng điều trị, liều lượng nên được dần dần giảm đến mức duy trì được hiệu quả.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng:

Phản ứng ngoại tháp nặng, hạ huyết áp và an thần. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ xuất hiện hôn mê với ức chế hô hấp và hạ huyết áp đủ để tạo trạng thái sốc. Cần phải theo dõi nguy cơ loạn nhịp thất kèm kéo dài khoảng QT.

Cách xử trí:

Không có thuốc giải đặc hiệu. Điều trị hỗ trợ. Đường dẫn khí phải được sử dụng ống dẫn khí quản hoặc ống nội khí quản ở bệnh nhân hôn mê.

Cần hô hấp nhân tạo ở bệnh nhân ức chế hô hấp. Theo dõi ECG và các dấu hiệu quan trọng và theo dõi tiếp tục cho đến khi ECG bình thường.

Khuyến cáo nên điều trị loạn nhịp nặng với các biện pháp chống loạn nhịp thích hợp . Hạ huyết áp và đột quỵ tuần hoàn có thể được giải quyết bằng tiêm tĩnh mạch huyết tương hoặc albumin đậm đặc và thuốc giãn mạch, như dopamin hoặc noradrenalin.

Trong trường hợp phản ứng ngoại tháp nghiêm trọng nên tiêm thuốc chống parkinson.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Halofar, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR >1/100

  • Hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, trầm cảm và an thần. Triệu chứng ngoại tháp với rối loạn trương lực cấp, hội chứng Parkinson, đứng ngồi không yên, Loạn động muộn xảy ra khi điều trị thời gian dài.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Tăng tiết nước bọt và mồ hôi, ăn mất ngon, mất ngủ và thay đổi thể trọng.

  • Tim đập nhanh và hạ huyết áp, tiết nhiều sữa, to vú nam giới, ít kinh hoặc mất kinh, nôn, táo bón, khó tiêu, khô miệng.

  • Triệu chứng ngoại tháp với kiểu kích thích vận động, suy nhược, yếu cơ.

  • Cơn động kinh lớn, kích thích tâm thần, lú lẫn, bí đái và nhìn mờ.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Phản ứng quá mẫn, như phản ứng da, mày đay, choáng phản vệ.

  • Hội chứng an thân kinh ác tính, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

  • Loạn nhịp thất, hạ glucose huyết, viêm gan và tắc mật trong gan.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Halofar chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

  • Trạng thái hôn mê Người bệnh Parkinson.

  • Chứng mất trí.

  • Chứng liệt trên nhân tiến triển.

  • Khoảng QT kéo dài hoặc hội chứng QT bẩm sinh kéo dài. Nhồi máu cơ tim cấp gần đây.

  • Suy tim mất bù.

  • Tiền sử loạn nhịp thất hoặc thất nhanh.

  • Hạ kali máu chưa điều chỉnh.

  • Điều trị đồng thời với các sản phẩm thuốc kéo dài khoảng QT

Thận trọng khi sử dụng

Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh trong các trường hợp sau:

Tăng tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi với chứng mất trí: Người cao tuổi mắc bệnh tâm thần kèm chứng sa sút trí tuệ điều trị bằng thuốc chống loạn thần có nguy cơ cao tử vong.

Khoảng QT kéo dài và/ hoặc loạn nhịp tâm thất, đã được báo cáo với haloperidol.

Rối loạn điện giải như hạ kali huyết và hạ magnesi huyết làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất và phải được chữa trị trước khi điều trị với haloperidol.

Nhịp tim nhanh và hạ huyết áp (kể cả hạ huyết áp thế đứng) đã được báo cáo.

Thận trọng ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ bị đột qụy.

Hội chứng an thần kinh ác tính: Phản ứng hiếm gặp có đặc điểm tăng thân nhiệt, co cơ, ý thức thay đổi và tăng độ thanh thải phosphokinase máu. Tăng thân nhiệt thường là một dấu hiệu sớm của hội chứng này.

Rối loạn vận động chậm:

  • Loạn vận động chậm có thể xuất hiện ở vài bệnh nhân khi điều trị lâu dài hoặc sau khi ngưng dùng thuốc.
  • Hội chứng chủ yếu được đặc trưng bởi các cử động vô ý của lưỡi, mặt, miệng hoặc hàm.
  • Hội chứng có thể bị che khuất khi tăng liều hoặc khi chuyển sang dùng thuốc chống loạn thần khác.

Triệu chứng ngoại tháp có thể xảy ra (run, co cứng, tăng tiết nước bọt, vận động chậm, ngừng vận động, loạn trương lực cấp).

Động kinh/co giật: Đã có báo cáo các cơn co giật có thể gây ra bởi haloperidol.

Haloperidol được chuyển hóa ở gan, nên điều chỉnh liều và thận trọng ở bệnh nhân suy gan. Chức năng gan bất thường hoặc viêm gan, thường là ứ mật đã được báo cáo.

Liên quan đến hệ nội tiết:

  • Thyroxin làm tăng độc tính của haloperidol.
  • Thận trọng khi điều trị thuốc chống loạn thần ở bệnh nhân cường giáp.
  • Tác dụng nội tiết của thuốc chống loạn thần bao gồm tăng prolactin huyết, có thể gây chứng vú to ở đàn ông và ngừng kinh tăng tiết sữa ở phụ nữ.
  • Hạ đường huyết và hội chứng tiết hormon chống lợi niệu đã được báo cáo khi dùng haloperidol.

Các trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch (VTE) đã được báo cáo với thuốc chống loạn thần.

Đáp ứng điều trị và cai thuốc:

  • Trong bệnh tâm thần phân liệt, đáp ứng với điều trị chống loạn thần có thể bị chậm.
  • Nếu ngừng thuốc chống loạn thần, sự tái phát các triệu chứng liên quan có thể xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng. Có rất ít báo cáo về các triệu chứng cai thuốc (bao gồm buồn nôn, nôn và mất ngủ) sau khi ngừng đột ngột liều cao thuốc chống loạn thần.
  • Việc giảm liều dần dần trước khi ngừng thuốc hẳn được khuyến khích như một biện pháp phòng ngừa.

Bệnh nhân trầm cảm: Không nên dùng haloperidol đơn thuần ở những bệnh nhân trầm cảm. Có thể kết hợp với thuốc chống trầm cảm để điều trị trầm cảm và loạn thần cùng tồn tại.

Chuyển từ hưng cảm sang trầm cảm: Có một nguy cơ trong việc điều trị chứng hưng cảm của rối loạn lưỡng cực cho bệnh nhân chuyển từ trạng thái hưng cảm sang trầm cảm. Giám sát bệnh nhân chuyển sang giai đoạn trầm cảm với các nguy cơ kèm theo như hành vi tự tử là rất quan trọng để ngăn ngừa.

Chuyển hóa kém CYP2D6: Haloperidol nên dùng thận trọng ở những bệnh nhân chuyển hóa kém cytochrom P450 (CYP) 2D6 và những người đang dùng thuốc ức chế CYP3A4.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Người thường xuyên lái xe hay vận hành máy móc có nên dùng thuốc?

Haloperidol ảnh hưởng vừa phải đối với khả năng lái xe và sử dụng máy móc.

Thời kỳ mang thai

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nên dùng thuốc?

Nên tránh sử dụng Haloperidol trong thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú có nên dùng thuốc?

Haloperidol được bài tiết vào sữa mẹ.

Quyết định ngừng cho con bú hoặc ngưng điều trị với Haloperidol nên cân nhắc đến lợi ích của việc cho con bú và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc ở người mẹ.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tác dụng của tim mạch: Halofar chống chỉ định khi kết hợp với thuốc kéo dài khoảng QT.

Cần thận trọng khi dùng Haloperidol kết hợp với các sản phẩm thuốc gây ra mất cân bằng điện giải.

Các thuốc có thể làm tăng nồng độ haloperidol trong máu bao gồm: Thuốc ức chế CYP3A4: alprazolam, fluvoxamin, indinavir, itraconazol, ketoconazol, nefazodon, posaconazol, saquinavir, verapamil, voriconazol. Thuốc ức chế CYP2D6: bupropion, clorpromazin, duloxetin, paroxetin, promethazin, sertralin, venlafaxin. Thuốc ức chế CYP3A4 kết hợp CYP2D6: fluoxetin, ritonavir.

Các thuốc có thể làm giảm nồng độ haloperidol trong máu: Thuốc gây cảm ứng enzym mạnh CYP3A4: carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifampicin.

Tác dụng ức chế thần kinh trung ương tăng khi kết hợp với methyldopa.

Haloperidol có thể đối kháng hoạt động của adrenalin và các sản phẩm thuốc cường giao cảm khác (ví dụ: chất kích thích như amphetamines) và đảo nghịch tác dụng hạ áp huyết áp của các sản phẩm thuốc phong bế adrenergic như guanethidin.

Haloperidol có thể đối kháng tác dụng levodopa và các chất chủ vận dopamin khác.

Haloperidol là chất ức chế CYP2D6. Haloperidol ức chế chuyển hóa thuốc chống trầm cảm ba vòng (như imipramin, desipramin), do đó làm tăng nồng độ trong máu của các thuốc này.

Bảo quản

Ở nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Sản phẩm liên quan

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • 0

    0388xxxxxx

    1 hộp thuốc halofal giá bao nhiêu
    7 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Linh ChiDược sĩ

      Chào bạn,

      Dạ sản phẩm có giá 26,000 ₫/ hộp

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      7 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • CT

    CHI TAM

    1 hộp bao nhiêu ạ
    11 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tiến BắcDược sĩ

      Chào chị Tam,
      Dạ sản phẩm có giá 26,000 ₫/hộp.
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị để lại ạ.
      Thân mến!

      11 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời