Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc kháng sinh (đường toàn thân)/
  4. Quinolon
Thuốc Ofloxacin STADA 200mg điều trị nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng da và mô mềm (2 vỉ x 10 viên)
Thuốc Ofloxacin STADA 200mg điều trị nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng da và mô mềm (2 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Stada

Thuốc Ofloxacin STADA 200mg điều trị nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng da và mô mềm (2 vỉ x 10 viên)

000054900 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Quinolon

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách

Hộp 2 vỉ x 10 viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Mang thai, Dị ứng thuốc, Thiếu máu do thiếu men G6PD, Viêm gân

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

STADA

Số đăng ký

VD-23359-15

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Ofloxacine được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn: nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng và không có biến chứng, nhiễm trùng da và mô mềm, viêm tuyến tiền liệt, bệnh lây truyền qua đường sinh dục,...

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Ofloxacin STADA 200mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Ofloxacin STADA 200mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Ofloxacin

200mg

  • Dược chất chính: Ofloxacin
  • Loại thuốc: Kháng sinh
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 1 vỉ, 2 vỉ, 10 vỉ x 10 viên nén bao phim, 200mg

Công dụng của Thuốc Ofloxacin STADA 200mg

Ofloxacine được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn sau:

  • Nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng và không có biến chứng.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm.
  • Viêm tuyến tiền liệt.
  • Bệnh lây truyền qua đường sinh dục như là: nhiễm lậu cầu cấp niệu đạo và cổ tử cung không biến chứng, viêm niệu đạo và cổ tử cung không do lậu cầu.
  • Viêm phổi do H. influenza hay Streptococcus pneumoniae.
  • Viêm phế quản mạn tính đợt cấp.

Cách dùng Thuốc Ofloxacin STADA 200mg

Cách dùng

Ofloxacin STADA®  200 mg được dùng bằng đường uống.

Liều dùng

Điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm:

  • Viêm tuyến tiền liệt: 300 mg mỗi 12 giờ trong 6 tuần

  • Nhiễm lậu cầu cổ tử cung và niệu đạo không biến chứng: Liều duy nhất 400 mg

  • Viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo không do lậu cầu: 400 mg/ngày đơn liều hoặc chia liều

  • Nhiễm trùng da và mô mềm: 400 mg x 2 lần/ngày

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp: Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có ofloxacin liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Thận trọng) và nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng ofloxacin cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.

  • Nhiễm trùng đường tiểu dưới: 200 - 400 mg/ngày.

  • Nhiễm trùng đường tiểu trên: 200 - 400 mg/ngày, nếu cần, tăng liều lên 400 mg x 2 lần/ngày.

  • Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính: Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có ofloxacin liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Thận trọng) và đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng ofloxacin cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.

  • 400 mg/ngày, nếu cần tăng liều lên 400 mg x 2 lần/ngày.

  • Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có ofloxacin liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Thận trọng) và viêm xoang cấp tính do vi khuẩn ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng ofloxacin cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.

  • Người suy chức năng thận: Sau liều khởi đầu thông thường, nên giảm liều ở những bệnh nhân suy chức năng thận.

  • Trẻ em: Không khuyến cáo dùng ofloxacin cho trẻ em và trẻ vị thành niên đang lớn.

  • Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm trùng và đáp ứng với điều trị, thông thường từ 5 - 10 ngày ngoại trừ nhiễm lậu cầu không biến chứng được khuyến cáo dùng liều duy nhất. Thời gian điều trị không nên quá 2 tháng.

  • Liều lượng ofloxacin phụ thuộc vào loại và mức độ nặng của nhiễm trùng.

  • Liều dùng cho người lớn: 200 - 800 mg/ngày.

  • Có thể dùng đơn liều lên đến 400 mg, tốt nhất là vào buổi sáng, liều lớn hơn nên chia thành hai liều.

  • Thông thường, các liều đơn lẻ được uống cách khoảng thời gian tương tự nhau.

Hoặc theo hướng dẫn của bác sỹ.

Làm gì nếu dùng quá liều?

Bởi vì không có antidote đặc hiệu cho ofloxacin nên trong trường hợp dùng thuốc quá liều chỉ điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng, bao gồm những bước sau:

  • Rửa dạ dày hoặc gây ói.
  • Bù nước đầy đủ.
  • Ðiều trị nâng đỡ.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Thường gặp

  • Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.

  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, buồn ngủ, mất ngủ, ác mộng và rối loạn thị giác.

  • Phát ban da, ngứa, phản ứng da kiểu quá mẫn.

Hiếm gặp

  • Ảo giác, loạn tâm thần, trầm cảm, co giật.

  • Viêm mạch, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử nhiễm độc da.

Lưu ý

Thận trọng khi sử dụng

  • Cũng như các quinolon khác, ofloxacin có thể gây các phản ứng quá mẫn nguy hiểm, có khả năng tử vong, đôi khi xảy ra sau liều khởi đầu. Bệnh nhân nên biết về khả năng này, ngưng thuốc và thông báo cho bác sỹ khi có dấu hiệu đầu tiên của phát ban, mày đay, hoặc phản ứng ở da khác cũng như bất kỳ dấu hiệu nào khác của quá mẫn như nhịp tim nhanh, khó nuốt hoặc khó thở, hoặc bất kỳ biểu hiện nào của chứng phù mạch (như sưng môi, lưỡi, mặt; đau họng; khản giọng).

  • Bệnh nhân đang dùng ofloxacin nên ngưng thuốc và hỏi ý kiến bác sỹ nếu thấy đau, viêm, hoặc đứt gân và nghỉ ngơi, hạn chế vận động đến khi chẩn đoán chứng viêm gân hoặc đứt gân được loại trừ.

  • Thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tâm thần hoặc bệnh nhân mắc chứng loạn thần kinh.

  • Dùng các thuốc kháng sinh, đặc biệt kéo dài, có thể dẫn đến sự gia tăng nhanh các chủng đề kháng. Do đó, phải kiểm tra tình trạng bệnh nhân định kỳ. Nếu xảy ra nhiễm trùng khác, cần dùng các liệu pháp thích hợp.

  • Các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng không hồi phục và gây tàn tật, bao gồm viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên và các tác dụng bất lợi trên thần kinh trung ương.

  • Các kháng sinh nhóm fluoroquinolon có liên quan đến các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng gây tàn tật và không hồi phục trên các hệ cơ quan khác nhau của cơ thể. Các phản ứng này có thể xuất hiện đồng thời trên cùng bệnh nhân, gồm viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau cơ, bệnh lý thần kinh ngoại vi và các tác dụng bất lợi trên hệ thống thần kinh trung ương (ảo giác, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu nặng và lú lẫn). Các phản ứng này có thể xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc. Bệnh nhân ở bất kỳ tuổi nào hoặc không có yếu tố nguy cơ tồn tại từ trước đều có thể gặp những phản ứng có hại trên.

  • Ngừng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào. Tránh sử dụng các kháng sinh nhóm fluoroquinolon cho các bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến fluoroquinolon.

  • Phụ nữ có thai không nên dùng ofloxacin.

  • Ofloxacin phân bố vào sữa mẹ. Do khả năng gây các tác dụng không mong muốn nguy hiểm của ofloxacin cho trẻ bú mẹ, nên quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc sau khi cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Bảo quản

  • Bảo quản ở nhiệt độ không quá 25 độ C, tránh ẩm ướt.
  • Giữ thuốc xa tầm tay trẻ em.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Tên các nhóm thuốc kháng sinh là gì?

    • Kháng sinh nhóm 1 Beta-lactam: Gồm các penicilin, cephalosporin, beta-lactam khác, Carbapenem, Monobactam, Các chất ức chế beta-lactamase.
    • Kháng sinh nhóm 2 Aminoglycosid.
    • Kháng sinh nhóm 3 Macrolid.
    • Kháng sinh nhóm 4 Lincosamid.
    • Kháng sinh nhóm 5 Phenicol.
    • Kháng sinh nhóm 6 Tetracyclin gồm kháng sinh thế hệ 1 và thế hệ 2.
    • Kháng sinh nhóm 7 Peptid gồm Glycopeptid, Polypetid, Lipopeptid.
    • Kháng sinh nhóm 8 Quinolon gồm kháng sinh thế hệ 1, Các fluoroquinolonthế hệ 2, 3 và 4.
    • Ngoài 8 nhóm kháng sinh trên thì nhóm kháng sinh 9 gồm các nhóm kháng sinh khác, Sulfonamid và Oxazolidinon, 5-nitroimidazol.

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)