Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể mỗi người phụ nữ. Nhiều bạn gái cảm thấy lo lắng trong quá trình dậy thì có những bất thường về kinh nguyệt. Vậy 18 tuổi kinh nguyệt không đều có sao không?
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nhiều bạn gái khi mới bắt đầu có kinh cảm thấy thắc mắc 18 tuổi kinh nguyệt không đều có sao không khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Kinh nguyệt là hiện tượng niêm mạc tử cung bong ra hàng tháng và được đào thải ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Chu kỳ kinh nguyệt được điều hoà hoạt động bởi sự thay đổi phức tạp của nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ. Nó có mối liên quan mật thiết với chu kỳ của buồng trứng: Khoảng 2 tuần trước khi bé gái có kinh, trứng sẽ rụng khỏi buồng trứng (quá trình này gọi là rụng trứng), di chuyển qua ống dẫn trứng vào tử cung.
Nếu không gặp tinh trùng và diễn ra quá trình thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra từ đó hình thành kinh nguyệt. Kỳ kinh nguyệt đầu tiên có thể bắt đầu ở độ trung bình là 12 tuổi hoặc có thể tới sớm lúc 8 tuổi, muộn nhất lúc 16 tuổi. Hiện tượng này lặp lại theo chu kỳ và kéo đến khi phụ nữ bước sang tuổi mãn kinh.
Mỗi chu kỳ bình thường kéo dài 28 ngày, tuy nhiên đôi khi chu kỳ kinh ngắn 24 ngày hoặc dài 38 ngày vẫn được coi là bình thường. Thời gian hành kinh bình thường kéo dài khoảng 3 - 5 ngày, lượng máu mất khoảng 50 - 150ml, có màu đỏ tươi, không có mùi nồng hoặc hôi tanh.
Chu kỳ kinh nguyệt của người nữ thường được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt trước cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt sau. Chu kỳ kinh nguyệt không đều là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài nhiều hơn 35 ngày và ít hơn 22 ngày.
Đối với tuổi dậy thì, mất kinh nguyệt hay vô kinh là một trong số các biểu hiện của kinh nguyệt không đều:
Băng kinh là gì? Bằng kinh là hiện tượng máu kinh ra rất nhiều có thể đến 150ml hoặc hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Băng kinh có thể kéo dài trong suốt kỳ kinh nguyệt gây hiện tượng mệt mỏi, choáng váng, đôi khi có thể bị ngất xỉu.
Ít máu kinh ngược lại so với băng kinh là hiện tượng mà kinh nguyệt ra quá ít trong chu kỳ.
Rong kinh là hiện tượng thời gian xuất hiện kinh nguyệt đều theo từng tháng tuy nhiên mỗi kỳ lại kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi lớn hơn 80ml trong 1 chu kỳ.
Thiểu kinh là tình trạng mà lượng máu kinh ra rất ít, ra kinh nhỏ giọt, thỉnh thoảng không có kinh trong vài tháng, chu kỳ kinh ngắn, chỉ khoảng 2 ngày hoặc ít hơn.
Thống kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ khi đến ngày hành kinh đặc trưng bởi những cơn đau lan tỏa khắp bụng. Đôi lúc thống kinh còn kèm theo đau lưng, đau đầu, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, thay đổi cảm xúc, bủn rủn tay chân.
18 tuổi kinh nguyệt không đều có sao không được nhiều chị em trong giai đoạn tuổi dậy thì thắc mắc. Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 được coi là điều bình thường, không hiếm gặp, đặc biệt là trong những năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh.
Do ở tuổi 18, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ lúc này đang thay đổi, các cơ quan sinh dục chưa phát triển toàn diện, hoạt động của buồng trứng chưa hoàn thiện. Vì vậy, lượng hormone sản sinh trong cơ thể chưa ổn định, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt chưa đều.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi này các bạn gái có thể chịu những căng thẳng và áp lực nặng nề trong chuyện học hành, thi cử,… khiến cho kinh nguyệt không đều. Do đó, hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 hay trong những năm đầu có kinh được xem là bình thường.
Bên cạnh vấn đề 18 tuổi kinh nguyệt không đều có sao không thì các phương pháp giúp ổn định lại chu kỳ kinh cũng được nhiều bạn gái quan tâm. Mặc dù kinh nguyệt không đều được cho là dấu hiệu bình thường tuy nhiên vẫn cần theo dõi và can thiệp kịp thời.
Những thói quen ăn uống không lành mạnh tuổi dậy thì như biếng ăn, bỏ bữa,… cùng tình trạng thừa cân hoặc béo phì cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các phụ huynh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp với trẻ để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều như:
Tham gia các hoạt động luyện tập, rèn luyện thể thao giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên việc luyện tập thể thao cần đảm bảo khoa học, không nên luyện tập quá sức gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Bên cạnh đó, trong chu kỳ kinh nguyệt nên hạn chế vận động nặng, các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp ích cho bạn trong thời điểm này.
Chăm sóc và vệ sinh vùng kín đảm bảo sạch sẽ là một trong những phương pháp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: 18 tuổi kinh nguyệt không đều có sao không? Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 là điều bình thường tuy nhiên vẫn nên theo dõi để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.