1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Đến tháng nên ăn gì? 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ

Thu Thủy

18/07/2025
Kích thước chữ

Trong kỳ "đèn đỏ", cơ thể người phụ nữ thường xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu và dễ gây mệt mỏi. Việc điều chỉnh thực đơn phù hợp trong giai đoạn này có thể giúp các chị em giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Vậy đến tháng nên ăn gì?

Kỳ kinh nguyệt là thời điểm cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết, tâm trạng và sức khỏe. Một chế độ ăn uống hợp lý trong những ngày này không chỉ giúp giảm bớt khó chịu mà còn hỗ trợ cân bằng cơ thể. Vậy đến tháng nên ăn gì để cảm thấy dễ chịu hơn? Cùng điểm qua 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ trong bài viết này nhé!

Đến tháng nên ăn gì để giảm bớt triệu chứng khó chịu?

Dưới đây là những thực phẩm được khuyến nghị mà bạn có thể thêm vào thực đơn trong ngày "đèn đỏ" như:

Các loại trái cây

Một số loại trái cây như chuối, dứa, việt quất, táo, lê,... rất giàu vitamin C, kali và nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Việc ăn trái cây có thể giúp các chị em giảm bớt cảm giác thèm ngọt và dễ chịu hơn.

Đến tháng nên ăn gì? 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ 1
Các loại trái cây rấu giàu dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe

Trà bạc hà

Trà bạc hà có tác dụng làm dịu cơ bụng, giảm co bóp tử cung, từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, hương thơm của bạc hà giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng trong những ngày "đèn đỏ".

Nghệ

Nghệ chứa curcumin, một chất chống viêm mạnh có khả năng giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh và cải thiện lưu thông máu. Bạn có thể thêm nghệ vào món ăn hoặc pha trà nghệ ấm để uống trong chu kỳ kinh nguyệt.

Socola đen

Socola đen (ít nhất 70% cacao) giàu magie, giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút. Không chỉ vậy, trong socola đen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi.

Sữa chua

Sữa chua không đường chứa nhiều lợi khuẩn, giúp cải thiện tiêu hóa và giảm đầy hơi hiệu quả. Ngoài ra, canxi trong sữa chua có thể giảm triệu chứng đau bụng kinh.

Đến tháng nên ăn gì? 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ 4
Sữa chua không đường chứa nhiều lợi khuẩn giúp giảm đầy hơi hiệu quả

Cá hồi, cá thu và cá mòi giàu omega-3 và vitamin D, giúp giảm viêm và cải thiện tâm trạng. Omega-3 cũng hỗ trợ giảm đau bụng kinh và tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có khả năng giúp giảm chứng trầm cảm hiệu quả.

Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm và làm ấm cơ thể, rất hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh và buồn nôn. Bạn có thể pha trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn để tận dụng lợi ích này.

Thịt gà

Thịt gà giàu protein và vitamin B6, giúp cơ thể sản xuất serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh cải thiện tâm trạng. Tốt nhất nên ưu tiện chọn thịt gà nạc và chế biến đơn giản như hấp hoặc luộc để dễ tiêu hóa.

Rau lá xanh

Rau bina, cải xoăn và cải xanh giàu sắt, magie và vitamin K, giúp bù lại lượng máu mất đi trong kỳ kinh nguyệt. Sắt đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa thiếu máu, trong khi magie giúp giảm chuột rút hiệu quả.

Uống nhiều nước

Uống đủ nước (2 - 2.5 lít/ngày) giúp giảm đầy hơi, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố. Bạn có thể thêm vài lát chanh hoặc lá bạc hà vào nước để tăng hương vị và hiệu quả.

Đến tháng nên ăn gì? 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ 6
Uống đủ nước giúp giảm đầy hơi, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ cơ thể thải độc

Ngày đèn đỏ không nên ăn gì, uống gì?

Ngoài việc đến tháng nên ăn gì tốt cho sức khỏe, bạn cũng cần tránh một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng kinh nguyệt như:

Không nên ăn nhiều muối

Thực phẩm nhiều muối như đồ ăn nhanh hoặc snack có thể gây giữ nước, dẫn đến đầy hơi và khó chịu. Vì vậy, tốt nhất các chị em nên hạn chế lượng muối trong thức ăn và ưu tiên các món ăn nhạt, dễ tiêu.

Cà phê

Cà phê chứa caffeine, có thể làm tăng căng thẳng, gây co bóp tử cung mạnh hơn và làm trầm trọng cơn đau bụng kinh. Thay vào đó, hãy chọn trà thảo mộc như trà bạc hà hoặc trà gừng để giảm bớt triệu chứng khó chịu.

Rượu bia

Rượu bia làm mất nước, ảnh hưởng đến lưu thông máu và có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, chúng còn gây rối loạn nội tiết, khiến triệu chứng kinh nguyệt nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp chứa nhiều muối, chất bảo quản và chất béo xấu. Việc ăn những thực phẩm này trong kỳ "rụng dâu" có thể gây đầy hơi và làm trầm trọng các triệu chứng kinh nguyệt.

Đến tháng nên ăn gì? 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ 3
Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo xấu khiến các triệu chứng khó chịu trầm trọng hơn

Thức ăn cay nóng

Thực phẩm cay như ớt hoặc tiêu có thể kích ứng dạ dày, gây khó tiêu hoặc làm tăng cảm giác nóng trong người. Điều này sẽ khiến bạn khó chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Thực phẩm chiên rán

Đồ chiên rán như gà rán, khoai tây chiên chứa nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu và làm tăng cảm giác nặng nề. Những thực phẩm này cũng có thể làm tăng viêm trong cơ thể nên cần hạn chế khi đến kỳ kinh nguyệt.

Thực phẩm không dung nạp tốt

Nếu bạn nhạy cảm với lactose hoặc gluten, hãy tránh các thực phẩm như sữa bò hoặc bánh mì trắng,... bởi những loại thực phẩm này có thể gây đầy hơi, khó tiêu, làm triệu chứng kinh nguyệt tồi tệ hơn.

Vì sao nên chú trọng chế độ dinh dưỡng trong kỳ kinh nguyệt?

Chế độ ăn uống trong kỳ kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng vì cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết và mất máu. Theo đó, một chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp:

  • Bù khoáng chất: Sắt, magie và canxi bị mất đi trong kỳ kinh nguyệt cần được bổ sung để ngăn ngừa thiếu máu và chuột rút.
  • Cân bằng nội tiết: Các thực phẩm giàu omega-3 và vitamin B giúp ổn định nội tiết, giảm thay đổi tâm trạng.
  • Giảm viêm và đau: Thực phẩm chống viêm như gừng, nghệ hoặc cá giúp giảm đau bụng kinh và khó chịu.
  • Tăng cường năng lượng: Chế độ ăn lành mạnh cung cấp năng lượng, giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn trong những ngày mệt mỏi.
Đến tháng nên ăn gì? 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ 5
Chế độ dinh dưỡng trong kỳ kinh nguyệt giúp hỗ trợ bù khoáng chất và cân bằng nội tiết tố

Thực phẩm có làm giảm cơn đau bụng kinh không?

Câu trả lời là có! Nhiều nghiên cứu cho thấy các thực phẩm giàu omega-3, magie và vitamin E có thể giảm viêm và co bóp tử cung, từ đó làm giảm đau bụng kinh. Nhưng để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống với nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng như yoga.

Một số lưu ý về chế độ ăn uống khi đến ngày đèn đỏ

Ngoài những thực phẩm có lợi cần bổ sung và thực phẩm cần hạn chế nêu trên, các chị em cũng cần lưu ý một số điều sau trong ngày hành kinh để đảm bảo sức khỏe:

  • Chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn trong ngày để tránh đầy hơi và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Tránh ăn đồ ăn lạnh vì có thể gây co bóp tử cung, gây đau bụng kinh nhiều hơn.
  • Ngủ đủ 7 - 8 tiếng/đêm để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe và giảm căng thẳng.
  • Thường xuyên thay băng mỗi 3 - 5 tiếng/lần để giảm nguy cơ viêm nhiễm và mùi hôi khó chịu.
  • Vận động nhẹ nhàng với cường độ phù hợp để giúp máu huyết lưu thông và giảm triệu chứng đau cơ.
Đến tháng nên ăn gì? 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ 2
Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu huyết lưu thông và hạn chế tình trạng đau cơ

Câu hỏi thường gặp

Có nên uống sữa chua trong ngày đèn đỏ không?

Có, sữa chua không đường rất tốt trong kỳ kinh nguyệt vì chứa lợi khuẩn, giúp cải thiện tiêu hóa và giảm đầy hơi. Ngoài ra, hàm lượng canxi trong sữa chua cũng hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, hãy chọn loại không đường để tránh tăng đường huyết.

Tới tháng nên uống gì?

Trong giai đoạn hành kinh, các chị em nên ưu tiên uống nước lọc, trà thảo mộc (bạc hà, gừng) hoặc nước ép trái cây giàu vitamin C như cam, dứa để hỗ trợ sức khỏe. Đồng thời, cần tránh cà phê, rượu bia và đồ uống có đường để giảm bớt triệu chứng khó chịu.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết đến tháng nên ăn gì và những lưu ý để vượt qua kỳ kinh nguyệt một cách nhẹ nhàng. Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc bản thân thật tốt trong những ngày này nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin