Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong hầu hết các trường hợp bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em, phát ban sẽ tự biến mất, miễn là bạn tránh bị dị ứng. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp khó thở, phù nề nhiều nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các trường hợp viêm da dị ứng và dị ứng thực phẩm đang tăng lên trong 10 năm qua. Dị ứng là một trong những căn bệnh phổ biến nhất, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, chứng dị ứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Hãy cùng nhau tìm hiểu về các loại dị ứng da khác nhau ở trẻ và tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.
Theo nghiên cứu của CDC cứ 10 trẻ em thì sẽ có 1 trẻ bị khởi phát bệnh eczema. Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa dị ứng là tình trạng da bị viêm nhiễm do các phát ban đỏ da, gây ngứa. Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Ngoài nguyên nhân di truyền, thì các nguyên nhân như dị ứng thức ăn hay các chất độc hại từ môi trường có thể gây ra bệnh chàm, hoặc đôi khi không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.
- Cách điều trị
Nguyên tắc điều trị căn bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em bao gồm tránh gây dị ứng và sử dụng thuốc mỡ cùng kem dưỡng ẩm. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ có thể phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Quan trọng nhất là xác định được những chất gây dị ứng nào cần tránh hoặc những thực phẩm nào cần loại bỏ.
Viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da cơ địa ở trẻ xuất hiện ngay sau khi bạn tiếp xúc với một chất gây kích thích. Triệu chứng khá nghiêm trọng như bong vảy, rộp hoặc bong tróc.
- Cách điều trị:
Phát ban là một phản ứng dị ứng khá nghiêm trọng, còn gọi là bệnh dị ứng nổi mề đay biểu hiện bằng những triệu chứng như da hoặc hốc mắt bị đỏ ngay sau khi tiếp xúc với chất gây bệnh. Khác với các chứng bệnh dị ứng ngoài da khác, phát ban không gây khô hoặc bong vảy ở da những có thể khởi phát ở bất cứ đâu trên cơ thể người. Ngoài các sẩn phù và ngứa trên da, mày đay còn kèm một số triệu chứng khác có thể thấy như khó thở hoặc miệng và mặt bị sưng lên.
- Cách điều trị
Trong hầu hết các trường hợp bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em, phát ban sẽ tự biến mất, miễn là bạn tránh bị dị ứng. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp khó thở, phù nề nhiều nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Cách tốt nhất là theo dõi và ghi chép toàn bộ tiền sử bệnh của trẻ và cung cấp cho bác sĩ từ đó có thể loại trừ được dần dần các căn nguyên và tìm ra căn nguyên gốc.
Trong trường hợp cần phải làm xét nghiệm dị ứng, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm Patch Test (là kỹ thuật sử dụng các dị nguyên áp lên da) hoặc xét nghiệm Skin Prick Test (chích da với một chiếc kim nhỉ chứa một loại kháng nguyên dùng để thử).
Quá trình này bao gồm việc đưa một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào da để thử. Nếu phản ứng xảy ra, thì chứng tỏ con bạn có thể bị dị ứng với chất đó. Bác sĩ sẽ sử dụng các chất khác nhau dựa trên môi trường và tiền sử trong gia đình. Xét nghiệm máu có thể được sử dụng nhưng ít chính xác hơn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Không phải tất cả các phản ứng trên da đều liên quan đến chứng dị ứng vì thế việc xác định khá khó khăn, cần đi khám chuyên khoa da liễu để xác định đúng bệnh.
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.