Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh dị ứng ngoài da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân có mức độ nguy hiểm và cách điều trị khác nhau.
Hầu hết các trường hợp dị ứng ngoài da không quá nguy hiểm, cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh nhưng lại gây tổn hại về mặt tinh thần và thẩm mỹ nghiêm trọng. Nắm được những nguyên nhân dẫn đến bệnh dị ứng ngoài da có thể giúp chúng ta chủ động trong phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.
Chứng bệnh Prurit (hay còn gọi là bệnh ngứa)
Bệnh này thường xuất hiện trong những trường hợp người bị nhiễm giun sán nặng, người cao tuổi hoặc các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có hoạt động chuyển hóa trong có thể bị rối loạn, một vài trường hợp mắc bệnh do tinh thần bất ổn.
Bệnh nhân mắc chứng Prurit thường có những biểu hiện điển hình như: da nổi mẩn, ngứa ngáy toàn thân, đôi khi chỉ bị dị ứng ở một số vùng da nhất định như vùng hậu môn hay cơ quan sinh dục.
Mề đay gây bệnh dị ứng ngoài da
Ngứa đi cùng những vùng da bị lên phát ban, sưng phù và sẩn lên là dấu hiệu cho thấy bệnh mề đay. Một số người chỉ bị nổi những vằn nhỏ màu hồng nhưng cũng có khi cả vùng da rộng bị sưng lên. Tuy nhiên đặc điểm nổi bật của căn bệnh này là xuất hiện đột ngột và thường nặng hơn vào buổi tối.
Nguyên nhân chính gây bệnh mề đay chủ yếu là một số thực phẩm như: hải sản, sữa bò, một số loại hạt… hay thay đổi thời tiết, tác dụng phụ của một số kháng sinh, thuốc giảm đau. Ngoài ra, những người mắc bệnh về gan, thận hoặc tiêu hóa cũng rất dễ bị nổi mề đay.
Bệnh dị ứng ngoài da ở trẻ nhỏ
Bệnh dị ứng ngoài da phổ biến nhất ở trẻ trong độ tuổi 2 - 3 tuổi. Giai đoạn này, bé thường gặp một số vấn đề như nhiễm giun, ăn nhiều đồ ngọt, bị côn trùng đốt, thậm chí uống sữa hay ăn quá nhiều tinh bột không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Dấu hiệu bệnh dị ứng da ở trẻ nhỏ: Trên da bắt đầu có các vết phù, ở giữa có các nốt nhỏ chứa mủ nước gây ngứa ngáy. Những bọc nước này có thể vỡ ra gây nhiễm trùng nếu trẻ gãi hay cào rách. Do đó, cha mẹ cần giúp con tránh sờ vào mụn hay cậy mụn đồng thời có các biện pháp điều trị hợp lý. Tốt nhất khi bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ không được cho bé dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh dị ứng ngoài da ở người lớn
Ở người lớn, dấu hiệu bệnh dị ứng ngoài da cũng tương tự như ở trẻ, nguyên nhân chủ yếu là do sự rối loạn chức năng chuyển hóa cơ thể, rối loạn chức năng gan, thận hoặc hệ tiêu hóa. Một số trường hợp do thay đổi thời tiết, ăn phải đồ ăn gây dị ứng hoặc tự ý sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài.
Người lớn có thể có sức chịu đựng cao hơn trẻ và chủ động hành vi của mình nên hạn chế được hiện tượng các nốt mụn vỡ và lây lan ra gây viêm nhiễm. Tuy nhiên việc điều trị bệnh dị ứng ngoài da của người lớn cũng không được xem thường, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Linh Đan
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.