Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ

Ngày 02/04/2018
Kích thước chữ

Dị ứng cơ địa là loại bệnh lý chủ yếu xảy ra với trẻ em. Phụ huynh cần hiểu rõ hơn về dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ cũng như có cách phòng và chữa trị hiệu quả nhất.

Bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ thường diễn biến phức tạp, gây tổn thương da và những biến chứng nguy hiểm khác. Vậy phụ huynh cần làm gì để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh?

Nguyên nhân gây bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều căn nguyên dẫn đến bệnh dị ứng cơ địa nhưng đối với trẻ nhỏ thường có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Trẻ bị suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch có tác dụng bảo vệ làn da của trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp hệ thống này bị suy yếu, chức năng bảo vệ mất dần dẫn đến các tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh cho trẻ.

  • Trẻ bị dị ứng cơ địa do yếu tố di truyền

Bệnh dị ứng cơ địa cũng một phần do yếu tố di truyền quyết định. Những trẻ có cha mẹ mắc bệnh dị ứng cơ địa thường sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ mà bố mẹ hoàn toàn bình thường. Tất nhiên, trẻ vẫn có thể không bị di truyền bệnh từ bố mẹ nhưng tỉ lệ này khá ít. 

  • Trẻ bị dị ứng cơ địa do nhiễm khuẩn

Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, ký sinh trùng, chế độ ăn uống không hợp vệ sinh,… trẻ có thể dễ dàng bị vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh dị ứng cơ địa. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ em uống sữa mẹ nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn trẻ uống sữa ngoài. 

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ 1
Bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ chủ yếu do hệ thống miễn dịch suy yếu

Dấu hiệu của bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ

Bệnh dị ứng cơ địa có các biểu hiện, triệu chứng khác nhau tùy theo lứa tuổi. Ở trẻ em được chia thành 2 giai đoạn dưới đây:

  • Dị ứng cơ địa trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi

Bệnh khởi phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh với các triệu chứng cấp tính như đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm, hạch lân cận sưng to. Vị trí thường gặp nhất là 2 má, hoặc có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình và mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18 - 4 tháng tuổi.

  • Dị ứng cơ địa ở trẻ em trên 2 tuổi

Ở giai đoạn này thường từ viêm da cơ địa nhũ nhi như đã kể trên chuyển sang. Các thương tổn là sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan tỏa cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát. Vị trí hay gặp nhất ở khoeo tay, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm da mạng lưới. Nếu tổn thương trên 50% diện tích da, trẻ thường suy dinh dưỡng. 

Hiện nay, khoa học chưa tìm ra cách điều trị dứt điểm bệnh dị ứng cơ địa. Thông thường, khoảng 50% trẻ em mắc bệnh dị ứng cơ địa sẽ khỏi bệnh khi đến tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh kéo dài đến tuổi trưởng thành hoặc đến suốt đời.

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ 2
Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị an toàn 

Phương pháp điều trị dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ

Để việc điều trị bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ mang lại hiệu quả như mong muốn, trước tiên cần phải theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Đã có rất nhiều trường hợp bị viêm nhiễm gây lở loét, dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn.

  • Các mẹ nên tắm đúng cách cho trẻ để điều trị bệnh dị ứng cơ địa. Thường xuyên tắm và vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt đối với những vùng da bị tổn thương. Các mẹ có thể dùng sữa tắm lactacyd baby dành cho trẻ có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch da của bé. Việc điều trị bệnh viêm da dị ứng cơ địa ở trẻ em thường phải tuyệt đối cẩn thận và sử dụng những loại phù hợp với làn da trẻ nhỏ. Khi tắm cho bé cần phải nhẹ nhàng và lau khô bằng khăn mềm. Tuy nhiên bạn không nên dùng dung dịch tắm nhiều lần cho bé sẽ gây tác dụng ngược lại. 
  • Nên mặc thoáng mát cho bé vào mùa hè tránh mặc quần áo gây ra nhiều mồ hôi dẫn đến nhiễm trùng, còn khi mùa đông thì không nên mặc cho bé những loại quần áo có chất liệu từ len vì những chất liệu này dễ gây dị ứng cho da khiến bé khó chịu.
  • Hạn chế tối đa việc trầy xước da khi bé đang bị bệnh, sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cắt móng tay và đeo găng tay ngủ cho bé vào ban đêm tránh tình trạng bé gãi dẫn đến tổn thương nặng hơn. Tránh sử dụng những loại hóa chất như sữa tắm, xà phòng có chất kích ứng mạnh.
  • Thực phẩm dinh dưỡng cho bé hàng ngày nên lựa chọn những loại thực phẩm chứa nhiều chất vitamin C, E an toàn cho bé. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật, chất đạm. Nên tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để đạt hiệu quả điều trị một cách tốt nhất.
Phương pháp điều trị bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ 3
Mẹ cần chú ý khi tắm cho trẻ bị bệnh dị ứng cơ địa

Trên đây là một số phương pháp cũng như các lưu ý đối với các mẹ trong việc điều trị bệnh dị ứng cơ địa cho trẻ em tại nhà. Hi vọng các mẹ sẽ có những kiến thức hữu ích về bệnh dị ứng cách điều trị để giúp trẻ lớn lên an toàn và khỏe mạnh!

Tươi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.