Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ nhỏ thường có vài giai đoạn thụt lùi về giấc ngủ, trằn trọc vào đêm khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Mẹ đã biết cách xử trí khi bé khó ngủ chưa? Mẹ hãy
Trẻ sơ sinh khó ngủ là vì vừa sinh ra, bé thường rất ít có thể ngủ thẳng qua đêm. Thời điểm thụt lùi về giấc ngủ của bé xảy ra trong khoảng thời gian trẻ 3-4 tháng, lặp lại lúc trẻ 8-10 tháng và 12 tháng.
Con bị thiếu vi chất dinh dưỡng, còi xương, đặc biệt chất canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ về đêm. Khi canxi bị thiếu hụt thì quá trình chuyển hóa từ tryptophan sang melatonine – hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh, thư giãn não và tạo giấc ngủ sâu – bị ức chế. Do đó, con sẽ thường xuyên ngủ không ngon giấc, giật mình và quấy khóc.
Một số bệnh lý cũng có thể khiến bé trằn trọc khó ngủ. Nghẹt mũi do dị ứng, cảm lạnh hoặc hen suyễn thường khiến con khó thở, từ đó bé khó ngủ ngon giấc. Ở trẻ sơ sinh, đau bụng hay trào ngược dạ dày, đau tai, đau răng cũng có thể dẫn đến ngủ kém ở con.
Nghe có vẻ lạ nhưng nếu con không có giấc ngủ đủ vào ban ngày thì sẽ khó ngủ vào đêm. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần khoảng 2-3 tiếng ngủ ngắn một ngày, vào buổi trưa, cho tới khi 6 tuổi.
Khi bé khó ngủ, ngủ ít sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể, chưa kể tới bé sẽ quấy khóc, làm phiền, mè nheo với cha mẹ. Tình trạng này nếu không khắc phục sẽ tạo thành thói quen cho bé và làm bố mẹ lo lắng, mệt mỏi. Dược sỹ Long Châu mách mẹ 4 cách xử trí khi bé khó ngủ hiệu quả:
Tùy theo mỗi cách chữa trẻ khó ngủ về đêm, mẹ có thể áp dụng một trình tự mỗi tối như đi tắm – đọc truyện – âu yếm con. Cuối trình tự này, mẹ sẽ nói chúc ngủ ngon và tắt đèn để báo hiệu đến giờ đi ngủ. Bé có thể sẽ mè nheo, khóc lóc hay giận hờn thời gian đầu nhưng mẹ cần thật sự nghiêm túc khi nói “chúc ngủ ngon”. Có như vậy bé mới hình thành được thói quen ngủ sớm. Nếu ban đầu mẹ thấy con sợ ngủ một mình thì có thể quay trở lại để đảm bảo với con mọi thứ đều ổn, trong khoảng thời gian vừa phải. Như vậy, kế hoạch tạo thói quen khi đi ngủ của bé mới có thể hoàn thành được.
Giai đoạn 3-4 tháng, 8-10 tháng và 12 tháng, con thường có nhiều bước ngoặt trong phát triển thể chất, trí tuệ nên bé khó ngủ là chuyện bình thường. Nhưng để giảm bớt sự khó chịu của con, bố mẹ có thể massage nhẹ nhàng và tắm nước nóng cho con trước khi đi ngủ. Mẹ nên ôm ấp, vỗ về con nhiều hơn hay cho bé bú để giúp bé cảm thấy an toàn, thoải mái dễ ngủ.
Các bé còn nhỏ thường hiếu động và rất lười đi ngủ trưa. Việc không ngủ trưa có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ tối của con khiến bé khó ngủ. Do đó, hầu hết trẻ vẫn cần một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, cho tới khi 6 tuổi. Không nên để con ngủ ngắn sát với giờ ngủ chính nhưng cũng đừng bỏ qua giấc ngủ ngày của bé nhé.
Với trẻ 6 tuổi khó ngủ, mẹ nên chuẩn bị một phòng ngủ thoáng, dễ chịu có thể giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ phải đảm bảo là phòng tối (có thể có một chiếc đèn ngủ nhỏ) nhiệt độ vừa phải, mẹ cảm thấy dễ chịu trong phòng khi mặc áo cộc. Mẹ nên cho bé mặc đồ ngủ nhẹ như bộ đồ liền để con thấy thoải mái, dễ chịu. Đặc biệt, phải giữ cho phòng yên tĩnh, đóng cửa nếu bé có thể nghe thấy tiếng TV hay hoạt động từ các nơi khác trong nhà.
Những mẹo giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ mà mẹ nào cũng nên nắm rõ để khi thấy bé khó ngủ, trằn trọc thì áp dụng ngay. Trường hợp bé vẫn khó ngủ dù mẹ đã thực hiện đúng yêu cầu thì có thể con đang mắc bệnh lý nào đó. Hãy đưa bé đi khám ngay có thể để điều trị kịp thời, giúp con ngủ ngon, chóng lớn mẹ nhé.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.