Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có biết tác hại của kẹo cao su là gì chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tác hại của việc ăn nhiều kẹo cao su và bật mí cách ăn kẹo cao su ít gây hại nhất nhé!
Với hương vị thơm ngon và đặc tính mềm dai, bạn có thể nhai kẹo cao su hằng ngày cũng không thấy ngán. Nhiều người xem việc nhai kẹo cao su là thói quen tốt mỗi ngày. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đã khuyến cáo về những tác hại của ăn nhiều kẹo cao su đối với răng miệng và sức khỏe. Nếu biết ăn kẹo cao su đúng cách thì những tác hại đó hiếm khi xảy ra.
Kẹo cao su (gum) là loại kẹo có vị ngọt, ăn bằng cách nhai và nhả bã chứ không nuốt. Rất nhiều lợi ích của việc nhai kẹo cao su đã được đưa ra như: Giảm stress, cải thiện trí nhớ, chống khô miệng, ngừa sâu răng… Tuy nhiên, nhai kẹo cao su không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại hơn là lợi ích. Nhai kẹo cao su có tác hại gì? Dưới đây là 5 tác hại thường gặp nhất khi nhai kẹo cao su sai cách.
Thói quen nhai kẹo cao su tác động rất lớn đến răng miệng. Bạn có thể gặp một số vấn đề tai hại về răng miệng nếu nhai quá nhiều kẹo cao su.
Kẹo cao su có thành phần gôm không thể tiêu hóa. Vì vậy mà kẹo chỉ dùng để nhai chứ không được nuốt. Nếu chẳng may nuốt vào, nó sẽ ở mãi trong dạ dày gây nguy cơ tắc ruột nguy hiểm tính mạng. Rủi ro này rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ ăn kẹo cao su. Các bác sĩ khuyến cáo người nuốt kẹo cao su nên uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu hóa để giảm nguy cơ tắc ruột.
Tác hại của việc nhai kẹo cao su quá nhiều là khiến dạ dày phải nuốt nhiều khí hơn. Nguyên nhân do quá trình nhai phải nuốt nhiều nước bọt. Điều này dẫn đến hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Nếu kéo dài, nó có thể làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa. Ở một mức độ nào đó, nước bọt tiết ra giúp trung hòa axit dạ dày. Nhưng nếu tiết quá nhiều lại dẫn tới dư thừa axit và bị đau dạ dày.
Trẻ nhỏ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ ức chế sự phát triển của tế bào thần kinh, cản trở khả năng hấp thụ dưỡng chất. Đường lại là thành phần tạo ngọt của rất nhiều loại kẹo cao su. Ăn quá nhiều kẹo cao su dẫn tới trẻ kém thông minh, chậm phát triển nhất là đối với chiều cao và trí tuệ. Các vấn đề rối loạn tiêu hóa, sâu răng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ.
Phụ nữ mang thai không nên nhai nhiều kẹo cao su. Thai nhi có thể hấp thu chất ngọt trong kẹo cao su dẫn tới bị chậm phát triển. Hơn nữa, bà bầu nhai nhiều kẹo cao su dễ mắc bệnh về nha chu. Đây là bệnh có nguy cơ gây sinh non, sảy thai. Chất đường trong kẹo cao su cũng gây tăng đường huyết. Ăn nhiều kẹo cao su có thể dẫn tới tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nhai nhiều kẹo cao su gây hại sức khỏe nhưng vị thơm ngon, đặc tính mềm dai của kẹo lại khiến nhiều người khó cưỡng. Bạn vẫn muốn ăn kẹo cao su mỗi ngày để thư giãn tinh thần, cải thiện sự tập trung? Bạn tin rằng nhai kẹo cao su đúng cách có thể phòng ngừa sâu răng và cải thiện sức khỏe? Đây là các cách ăn kẹo cao su mang tới nhiều lợi ích và hạn chế tối đa tác hại:
Kẹo Lotte Xylitol là kẹo cao su không đường được yêu thích nhất hiện nay. Kẹo chiết xuất từ rượu đường Xylitol an toàn cho sức khỏe, không tác dụng phụ. Nhai kẹo Lotte Xylitol mỗi ngày cho hơi thở thơm mát, có thể giảm tới 75% lượng vi khuẩn xấu trong khoang miệng. Singum Xylitol không chứa đường, là món ăn vặt lành mạnh cho người bị bệnh tiểu đường hoặc muốn giảm cân.
Những tác hại của kẹo cao su hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát và phòng ngừa được. Theo nghiên cứu, nhai kẹo cao su không đường mỗi ngày không gây ra tác dụng phụ. Bạn yên tâm nhai kẹo cao su không đường Xylitol mỗi ngày đúng cách để bảo vệ răng miệng, cải thiện trí nhớ và thư giãn tinh thần nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.