Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Ngày 07/07/2022
Kích thước chữ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện cho các mẹ bầu để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con. Vậy không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Thế nhưng nếu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không và liệu có cách nào khác để nhận biết bản thân mắc bệnh lý này?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Hiểu đúng về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Theo y khoa, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở cơ thể phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do lượng hormone nhau thai tăng quá nhiều. Thông thường, loại hormone này có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng trở nên dư thừa và gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ sớm phát hiện được tình trạng của cơ thể để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. 

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không  1 Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được nhiều bác sĩ chỉ định thực hiện cho bà bầu 

Những trường hợp có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Người mẹ mang bầu khi đã ngoài 40 tuổi.
  • Mẹ bầu vốn có thể trạng béo phì.
  • Ở lần mang thai trước, mẹ bầu đã từng bị tiểu đường thai kỳ.
  • Người mẹ từng sinh con nặng trên 4000 gram.
  • Mẹ đã từng mang thai lưu 3 tháng cuối không rõ nguyên nhân. 
  • Người mẹ từng sinh con có dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Mẹ bầu mắc chứng rối loạn phóng noãn kiểu buồng trứng đa nang.

Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường

Sau khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu có thể yên tâm về sức khỏe của bản thân và thai nhi nếu kết quả đường huyết đạt các chỉ số sau đây: 

  • Lúc đói < 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • Sau nghiệm pháp 1 giờ < 180 mg/dL (10 mmol/L).
  • Sau nghiệm pháp 2 giờ < 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Trong trường hợp có ít nhất một mẫu máu cho kết quả bằng hoặc cao hơn các chỉ số trên, mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. 

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào lúc nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 lần: Lần khám đầu tiên và thời điểm tuần thai thứ 24 - 28. 

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không  2 Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện 2 lần trong quá trình mang thai 

Thông thường, trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu sẽ được bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Trong trường hợp không có yếu tố nguy cơ nhưng kết quả thử đường huyết lúc đói cao hơn 92 mg/dL, mẹ bầu sẽ được yêu cầu kiểm tra lại bằng nghiệm pháp dung nạp đường vào thời điểm thai được 24 - 28 tuần. 

Tuy nhiên, theo lời khuyên của nhiều bác sĩ sản khoa, mẹ bầu vẫn nên kiểm tra lại tình trạng sức khỏe vào tuần thai 24 - 28. Bởi lúc này, bánh nhau phát triển hoàn thiện làm tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết hormone có tác dụng làm tăng đường máu khiến nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn. 

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Các bác sĩ khuyến cáo không nên bỏ qua việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bởi đây là biện pháp kiểm tra cần thiết để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi . Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên nếu bỏ qua sẽ không lường trước được những nguy cơ xảy đến. 

Biến chứng với mẹ bầu

Biểu hiện rõ nhất với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đó là huyết áp tăng cao, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những vậy, nhiều mẹ bầu còn phải đối mặt hiện tượng tiền sản giật. Do đó, một số mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ thường được bác sĩ khuyên nên sinh mổ thay vì sinh thường. 

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không  3 Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu điều chỉnh tình trạng sức khỏe, tránh mệt mỏi 

Vì thế nếu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu rất khó phát hiện tình trạng bệnh của mình. Thậm chí, nếu không có sự can thiệp kịp thời, sau khi sinh nở, mẹ bầu có thể mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. 

Biến chứng với thai nhi

Khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, thai nhi có nhiều khả năng sẽ to quá mức và đối mặt với tình trạng sinh non. Điều này khiến sức khỏe của trẻ yếu hơn so với các em bé sinh đủ tháng. 

Ngoài ra, trẻ sau sinh còn có thể gặp phải tình trạng suy hô hấp cấp hoặc hạ đường huyết, gây ra các hiện tượng như co giật và giảm sút sức đề kháng. 

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, em bé sinh ra có nhiều nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nghiêm trọng hơn, tiểu đường thai kỳ còn có thể đe dọa tính mạng của thai trong bụng mẹ, gây ra tình trạng thai lưu. 

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không  4 Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cần thiết để đảm bảo bé yêu sinh ra khỏe mạnh 

Do đó, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết mà mẹ bầu không nên bỏ qua để đảm bảo sức khỏe, sự phát triển bình thường của em bé.

Khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần lưu ý điều gì?

Một số lưu ý khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần ghi nhớ như sau:

  • Trong quá trình xét nghiệm, mẹ bầu sẽ được chỉ định uống dung dịch đường glucose. Có thể điều này sẽ gây cảm giác buồn nôn nhưng mẹ bầu yên tâm là hoàn toàn vô hại. 
  • Khi xét nghiệm, mẹ bầu sẽ phải nhịn đói nên mẹ nhớ mang theo ít bánh hoặc đồ ăn nhẹ để ăn ngay sau khi lấy mẫu máu cuối cùng. 
  • Mang theo sách báo hoặc máy nghe nhạc trong lúc chờ đợi giữa các lần xét nghiệm sẽ giúp mẹ bầu thư giãn rất tốt. 
  • Duy trì đều đặn chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ như bình thường. 
  • Nên có người thân đi cùng vì khi nhịn đói quá lâu để xét nghiệm, mẹ bầu rất dễ bị choáng, mệt mỏi.

Như vậy, với các thông tin trên đây, mẹ bầu đã có câu trả lời cho câu hỏi “không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?”. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con, mẹ bầu đừng quên ăn uống ngủ nghỉ điều độ và bổ sung các vitamin cần thiết nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin