Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người có thói quen đắp mặt nạ để chăm sóc da nhưng ít ai thực sự hiểu rõ về cách sử dụng mặt nạ. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn nắm được 5 thói quen đắp mặt nạ vừa phí tiền vừa gây hại cho làn da để có cách sử dụng hiệu quả hơn nhé!
Trong thực tế, một chiếc mặt nạ giấy không thể thay thế cả chu trình skincare mà vẫn cần sử dụng serum và khóa ẩm sau khi đắp mặt nạ. Việc đắp mặt nạ sai cách không chỉ khiến da nổi mụn mà còn khiến da khó hấp thu dưỡng chất ở các bước tiếp theo. Dưới đây là 5 thói quen đắp mặt nạ vừa phí tiền vừa gây hại cho làn da mà bạn nên biết!
Khi dùng thử một loại mặt nạ mới, một số người có thể gặp phải các phản ứng như châm chích, nổi mẩn đỏ, sưng tấy,... nhưng vẫn cố tiếp tục sử dụng vì không muốn lãng phí. Điều này có thể khiến các vấn đề về da trở nên nghiêm trọng hơn và khiến cho hàng rào bảo vệ da tự nhiên bị tổn thương.
Để an toàn hơn, hãy bôi thử một lượng nhỏ dưỡng chất lên tay hoặc sau tai trước khi sử dụng để kiểm tra khả năng tương thích của sản phẩm với da. Đặc biệt, hãy ngưng sử dụng đối với các loại mặt nạ giấy nếu thấy da bị ngứa rát hay mẩn đỏ.
Nếu da vẫn còn bụi bẩn, dầu thừa hoặc lớp trang điểm cũng sẽ làm giảm bớt hiệu quả của mặt nạ. Do đó, việc làm sạch da kỹ lưỡng trước khi đắp mặt nạ là rất cần thiết và quan trọng. Nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm làm sạch dịu nhẹ trước khi đắp mặt nạ để giúp các thành phần trong mặt nạ thẩm thấu vào da tốt hơn. Đồng thời, hay rửa mặt lại với nước sau khi sử dụng mặt nạ, đặc biệt đối với da dầu hoặc da nhạy cảm.
Sau khi đắp mặt nạ, nhiều người có cảm giác đã hoàn tất quá trình chăm sóc da. Nhưng trong thực tế, bạn vẫn cần thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản như thoa lotion, serum hoặc ít nhất phải dùng kem dưỡng ẩm để khóa chặt các dưỡng chất vừa được bổ sung. Việc chỉ sử dụng mặt nạ mà bỏ qua các bước dưỡng da khác có thể khiến da không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, dẫn đến việc da không cải thiện hoặc thậm chí trở nên tệ hơn.
Mặc dù mặt nạ có thể cung cấp độ ẩm và dưỡng chất nhanh chóng, nhưng việc sử dụng quá thường xuyên có thể làm cho da bị quá tải, khiến da bị bào mòn và mỏng hơn, dẫn đến mẫn cảm hoặc gây ra các vấn đề khác. Do vậy, chỉ nên đắp mặt nạ với tần suất khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Nhiều người nghĩ rằng đắp mặt nạ càng lâu thì hiệu quả càng tốt. Nhưng trong thực tế, điều này có thể gây ra tình trạng hydrat hóa quá mức, làm da khô hoặc trở nên nhạy cảm. Vào mùa hè, da dễ đổ mồ hôi do nhiệt độ cao nên việc đắp mặt nạ quá lâu dễ khiến da bị khô và hấp thụ ngược độ ẩm từ da, làm cho da càng khô hơn. Do vậy, nên đắp mặt nạ trong khoảng 10 - 15 phút với tần suất khoảng 2 - 3 lần/tuần là đủ.
Mặc dù việc đắp mặt nạ có thể giúp cung cấp dưỡng chất và hỗ trợ điều trị các vấn đề về da. Nhưng nếu dùng sai cách có thể khiến da bị xấu hơn, nổi mụn và lão hóa nhanh hơn. Do vậy, đừng quên lưu lại 5 thói quen đắp mặt nạ vừa phí tiền vừa gây hại cho làn da trên đây để điều chỉnh quy trình chăm sóc da phù hợp hơn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.