Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dạy kỹ năng ứng xử là điều vô cùng quan trọng để trẻ phát triển một cách toàn diện. Kỹ năng ứng xử cho trẻ cần được rèn luyện trong một thời gian dài. Dưới đây là một số kỹ năng ứng xử cho trẻ Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp mà cha mẹ không thể bỏ qua!
Kỹ năng ứng xử cần được rèn luyện trong suốt một khoảng thời gian dài. Cha mẹ hoàn toàn có thể dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Long Châu tìm hiểu về một số cách dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ hiệu quả nhất.
Kỹ năng ứng xử được hiểu là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Nó là yếu tố cơ bản để trẻ tương tác và giao tiếp với thế giới xung quanh. Từ đó, có thể thấu hiểu để tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và người thân.
Khi độ tuổi càng lớn thì kỹ năng ứng xử của trẻ càng được hoàn thiện. Đây chính là lý do vì sao cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng ứng xử để giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ. Nhờ đó, biết cách vận dụng ngôn ngữ vào việc cư xử một cách lịch sự, nhã nhặn trong việc thể hiện quan điểm cá nhân.
Dù ở độ tuổi còn rất nhỏ, việc vận dụng tốt các kỹ năng ứng xử cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Khi đó, trẻ sẽ biết cách diễn đạt suy nghĩ, truyền đạt thông điệp và bày tỏ mong muốn với cha mẹ, thầy cô, bạn bè,... Kỹ năng ứng xử cũng giúp trẻ biết cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Đây là yếu tố quan trọng làm nên mối quan hệ tốt với bạn bè và mọi người xung quanh.
Trong quá trình phát triển của trẻ, kỹ năng ứng xử sẽ tạo tiền đề trong việc cải thiện tư duy phản biện, cũng như các kỹ năng xã hội cần thiết khác, bao gồm: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,... Lúc này, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn, phát huy được tối đa tiềm năng của bản thân.
Không những vậy, trẻ còn tránh được những hiểu lầm ngoài ý muốn khi truyền đạt ý kiến. Như vậy, trẻ có thể hạn chế được những cảm xúc tiêu cực không đáng có.
Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy vẫn còn gặp khó khăn trong việc giao tiếp với trẻ, bạn có thể áp dụng 6 cách đơn giản sau:
Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ. Nó tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện bản thân. Từ đó, rèn giũa các kỹ năng ứng xử trở nên khôn khéo, hài hòa hơn. Ở nhà, cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con, lắng nghe những suy nghĩ của con và giải đáp các thắc mắc để con tích lũy thêm nhiều kỹ năng sống hữu ích.
Trong khi đó, trường học lại là nơi để trẻ được vui chơi cùng bạn bè. Đồng thời, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa để tăng cường kỹ năng ứng xử. Việc tiếp xúc với người lạ thường xuyên sẽ giúp trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn và không còn cảm giác nhút nhát, sợ hãi.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện những thói quen tốt như: Kể chuyện, học hát, làm thơ,... để phát huy khả năng giao tiếp. Đây là phương pháp vô cùng hiệu quả mà còn khiến cho trẻ cảm thấy hào hứng khi tham gia.
Thông qua các câu chuyện và bài hát, trẻ vừa có thể rèn luyện khả năng lắng nghe, ghi nhớ, vừa gia tăng vốn từ vựng cho trẻ. Đặc biệt là với những bạn nhỏ chưa vào lớp 1, phương pháp này còn giúp trẻ nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rất tốt.
Nhiều bạn nhỏ có tính cách khá nhút nhát, hướng nội và không chủ động giao tiếp. Vì vậy, cha mẹ cần dành thời gian để trò chuyện với trẻ để kích thích trẻ tâm sự nhiều hơn. Từ đó, trẻ có thể dễ dàng bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân.
Tốt nhất, cha mẹ nên nói về những chủ đề đơn giản mà trẻ yêu thích. Ngoài ra, kể các câu chuyện cho bé nghe để tương tác nhiều hơn với con.
Đồ chơi tư duy là sản phẩm hữu hiệu để trẻ phát triển kỹ năng ứng xử. Dụng cụ này tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Nó tạo cơ hội cho não bộ được rèn luyện và vận hành linh hoạt hơn. Đặc biệt, việc tiếp xúc với các trò chơi tư duy sẽ khiến trẻ trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, sẵn sàng hòa nhập với thế giới bên ngoài hơn.
Cha mẹ cần lưu ý chọn đồ chơi tư duy sáng tạo phù hợp với lứa tuổi và sở thích của trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng yêu thích món đồ chơi và đồng hành cùng nó lâu dài.
Các hoạt động nhóm có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến rèn luyện kỹ năng ứng xử. Trẻ có cơ hội tiếp xúc và giao lưu với bạn bè sẽ trở nên hòa đồng và cởi mở hơn với mọi người. Làm việc nhóm là môi trường lý tưởng để trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng ứng xử.
Bạn có thể đăng kí cho bé theo học các lớp học kỹ năng để bé làm quen bạn mới, hoặc cho trẻ gia nhập các câu lạc bộ dành cho trẻ em để trẻ có cơ hội kết bạn và làm việc nhóm nhiều hơn.
Để dạy các kỹ năng ứng xử cho trẻ, cách dễ nhất là bạn nên ứng xử chừng mực, khéo léo để trẻ noi theo. Khi trò chuyện với trẻ, cha mẹ nên chú ý diễn đạt câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Đồng thời, điều chỉnh cách xưng hô sao cho phù hợp, lễ phép và kính trọng người lớn. Thông qua các tình huống nhỏ trong cuộc sống, trẻ có thể học theo cách giải quyết vấn đề của cha mẹ.
Dạy con là một hành trình dài, tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng đầy niềm vui và hạnh phúc. Mong rằng cha mẹ sẽ có đủ kiên nhẫn để cùng con vượt qua những thử thách này và gặt hái được nhiều quả ngọt.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách dạy kỹ năng ứng xử cho trẻ. Hãy áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày để trẻ được phát triển toàn diện nhé! Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong bài viết, đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe và nuôi dạy con.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.