Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cảm xúc là gì? Làm gì để quản lý cảm xúc?

Ngày 29/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cảm xúc là gì? Một câu hỏi tưởng cũ nhưng không phải ai cũng có cho mình đáp án chính xác. Vậy cảm xúc là gì? Cảm xúc hoạt động như thế nào? Cảm xúc có tác động gì đến cơ thể và làm sao để quản lý chúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chúng ta luôn biết mình đang sống với những cảm xúc, đó có thể là niềm vui, là sự háo hức, là nỗi buồn hoặc cũng có thể là sự nuối tiếc. Vậy cuối cùng điều gì làm nên những cảm xúc ấy và cảm xúc là gì?

Cảm xúc là gì?

Có thể hình dung cảm xúc là một phương tiện giúp não bộ phản ánh nội tâm của chính bạn. Bao gồm tư duy, cảm nhận và phản ứng của cơ thể. Hay đơn giản hơn, ta có thể hiểu cảm xúc là một dạng thông tin phản hồi. Cảm xúc rất đa dạng và chúng đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Ngoài ra, cảm xúc cũng chi phối đến lối suy nghĩ, hành vi và các mối quan hệ xung quanh của bạn. Cảm xúc có thể là thứ đóng vai trò quan trọng trong các lựa chọn và quyết định trong nhiều tình huống khác nhau.

Cảm xúc là gì? Làm gì để quản lý cảm xúc? 0
"Cảm xúc là gì?" là câu hỏi của nhiều người 

10 cảm xúc cơ bản của con người

Hầu hết chúng ta không trả lời được câu hỏi “cảm xúc là gì” nhưng đều biết đến những cảm xúc cơ bản của con người. Đó là các cảm xúc:

  • Buồn bã: Là cảm giác thất vọng, cô đơn, buồn tủi, chán nản.
  • Vui vẻ: Là cảm giác phấn kích, hào hứng và hạnh phúc.
  • Tức giận: Là cảm giác phẫn nộ, giận dữ.
  • Ghê tởm: Là cảm giác sợ hãi, không thích, ghê sợ.
  • Sợ hãi: Là cảm giác lo lắng, hoảng hốt, lo sợ.
  • Kinh ngạc: Là cảm giác bất ngờ, thán phục, khó tin.
  • Hứng thú: Là cảm giác tò mò, quan tâm, muốn để ý đến ai hay sự việc nào đó.
  • Bất ngờ: Là cảm giác gần giống với cảm giác kinh ngạc, ngạc nhiên.
  • Tình yêu: Là cảm giác về sự yêu thương, quan tâm, lo lắng, mong đợi với ai hay cái gì đó.

Cảm xúc hoạt động như thế nào?

Cảm xúc hoạt động qua các giai đoạn, có tất cả 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Sự kích thích

Các yếu tố như nội tại hoặc ngoại vi có thể gây kích thích đến cảm xúc. Yếu tố nội tại sẽ bao gồm: Ký ức, trạng thái cơ thể, suy nghĩ và tư duy của người đó. Yếu tố ngoại vi có thể là hình ảnh, âm thanh, môi trường xung quanh,... Ví dụ: Nghe nhạc sôi động có thể khiến bạn vui vẻ hơn.

Giai đoạn 2: Phản ứng sinh lý

Cơ thể sẽ phản ứng sinh lý tự động khi có một cảm xúc nào đó được kích hoạt và điều này gần như không thể kiểm soát. Các phản ứng có thể xảy ra ở giai đoạn này đó là rơi nước mắt, cười to, hô hấp nhanh, nhịp tim tăng nhanh, hệ thần kinh bị kích thích, tăng tuần hoàn máu,... Ví dụ: Khi bạn buồn bạn sẽ dễ rơi nước mắt.

Cảm xúc là gì? Làm gì để quản lý cảm xúc? 2
Rơi nước mắt là phản ứng sinh lý khi cảm xúc bị kích hoạt

Giai đoạn 3: Đánh giá và xử lý thông tin

Có thể nói cảm xúc có vai trò quan trọng và mức ảnh hưởng lớn đối với việc đánh giá và xử lý thông tin. Mỗi một loại cảm xúc có thể đem đến mức độ đánh giá khác nhau cho tình huống ở mỗi thời điểm khác nhau. Ví dụ: Khi cảm xúc vui vẻ đang hiện hữu, bạn sẽ đồng ý hơn đối với những quyết định mà có thể ở trạng thái bình thường bạn sẽ không đồng ý.

Giai đoạn 4: Biểu hiện và kết quả

Biểu cảm khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể có thể là nơi biểu đạt cảm xúc. Chính những biểu hiện này sẽ giúp người khác nhận diện cảm xúc của bạn, đồng thời cũng là phương tiện giúp truyền tải thông điệp về cảm xúc cho những người xung quanh.

Cảm xúc có tác động gì đến sức khỏe?

Đã trả lời được câu hỏi “cảm xúc là gì” và hiểu được các giai đoạn hoạt động của cảm xúc, vậy chúng ta cùng tìm hiểu cảm xúc có tác động như thế nào đến sức khỏe nhé!

Tác động của cảm xúc với tâm lý

Đầu tiên và không thể không kể đến là tác động của cảm xúc đến tâm lý của con người. Có thể lý một số ví dụ để dễ hình dung về tác động của cảm xúc đến tâm lý như: Nếu một người thường có cảm xúc sợ hãi, buồn bã, lo lắng thì cơ thể họ có thể sẽ phải đối mặt với một số bệnh như mất ngủ, căng thẳng hay thậm chí là ảnh hưởng đến thần kinh. Hoặc nếu một người thường cảm thấy vui vẻ, được yêu thương thì có thể họ sẽ ngày càng tự tin và cảm thấy hài lòng về cuộc sống.

Tác động đối với sức khỏe

Cảm xúc có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Cụ thể là cảm xúc tiêu cực có thể khiến cơ thể căng thẳng đồng thời tạo ra một môi trường nội tiết có hại trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể gặp phải các bệnh như tim mạch, tiểu đường. Ngoài ra chúng cũng làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của cơ thể.

Tác động đối với tâm thần

Các bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm, hay các chứng sợ có thể là do tác động của cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài mà không được xử lý.

Cảm xúc là gì? Làm gì để quản lý cảm xúc? 1
Cảm xúc tóc tác động lớn với sức khỏe tâm thần

Tác động đối với các mối quan hệ

Cảm xúc có thể là con dao hai lưỡi trong các mối quan hệ xung quanh của bạn. Bởi cảm xúc tích cực bạn truyền tải đến người khác có thể khiến họ thích thú, yêu mến hoặc vui vẻ và muốn gần gũi với bạn. Nhưng cảm xúc tiêu cực mà truyền tải đến người khác thì có thể sẽ khiến đối phương tổn thương, thù hận hoặc phản cảm với bạn.

Làm gì để quản lý cảm xúc?

Chính vì những ảnh hưởng mà cảm xúc đem lại cho cơ thể là không thể xem nhẹ, do đó chúng ta phải học cách quản lý cảm xúc của bản thân. Vậy làm như thế nào để quản lý cảm xúc?

Chấp nhận cảm xúc

Đầu tiên, để quản lý cảm xúc tối, mỗi chúng ta đều phải học cách chấp nhận, rằng cảm xúc là một phần của cuộc sống, chúng ta không thể từ chối hay phủ nhận chúng.

Nhận biết và hiểu cảm xúc

Chấp nhận được cảm xúc rồi thì bản thân mình phải hiểu và nhận biết được bản thân đang có cảm xúc gì thì mới có thể quản lý được nó

Chọn cách quản lý cảm xúc

Có nhiều cách giúp quản lý cảm xúc khác nhau như: viết nhật ký, chơi thể thao, học nhạc cụ, vẽ tranh, hay tìm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Mỗi người có một cách khác nhau để làm dịu cảm xúc của bản thân. Hãy trải nghiệm và thử nghiệm nhiều để biết bản thân phù hợp với phương pháp nào.

Cảm xúc là gì? Làm gì để quản lý cảm xúc? 3
Chơi nhạc cụ cũng là phương pháp quản lý cảm xúc

Tạo sự cân bằng

Không nên khiến bản thân quá áp lực bởi những mục tiêu nào đó bởi điều đó có thể khiến bản thân rơi vào trạng thái quá tải cảm xúc, kể cả cảm xúc tích cực hay tiêu cực.

Học cách yêu bản thân

Yêu bản thân là chăm sóc cơ thể, chú trọng đến bữa ăn, giấc ngủ và thư giãn. Một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần khỏe mạnh sẽ là liều thuốc an thần cho những lần quá tải cảm xúc!

Và đó là những chia sẻ từ chúng tôi đối với chủ đề cảm xúc. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc có được đáp án cho câu hỏi “cảm xúc là gì” và những vấn đề khác xung quanh “cảm xúc”. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật nhiều hơn những bài viết mới nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm