Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của con người. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sức khỏe và tuổi thọ con người. Bữa ăn được coi
Chất dinh dưỡng hay dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và duy trì sự sống của cơ thể chúng ta. Chất dinh dưỡng lại chia thành hai nhóm: chất sinh năng lượng bao gồm protein, lipit, gluxit và chất không sinh năng lượng bao gồm: vitamin, các chất khoáng và nước.
Protein (chất đạm): Theo các bác sĩ, trung bình một người cần 118g protein mỗi ngày. Protein vào cơ thể được hấp thu dưới dạng các acid amin, là nguyên vật liệu xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể, thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời nó cũng rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, là thành phần của các men và các nội tiết tố (hormon). Protein còn tham gia vào các hoạt động: tiêu hóa thức ăn, vận chuyển ôxy, hoạt động của não bộ, hoạt động của tim. Chất đạm có nhiều trong thức ăn từ nguồn động vật như cá, thịt, sữa, trứng và từ nguồn thực vật như các loại đậu, đặc biệt là đậu tương, vừng và lạc.
Glucid (chất bột): có vai trò chuyển hóa quan trọng. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Các hạt ngũ cốc và hạt họ đậu chứa nhiều glucid. Trong glucid thường chứa 1 lượng các vitamin nhóm B. Do đó, khi xay trắng gạo quá dễ gây nên thiếu vitamin B1.
Lipid (chất béo): là chất béo hỗ trợ cơ thể hấp thu các vitamin như các vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K và có vai trò vào quá trình làm đông máu tự nhiên. Ngoài ra, mỗi ngày chỉ cần 15-25g lipid là có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng cơ thể. Lipid cũng là nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể từ mỡ động vật và dầu thực vật. Nếu trong mỡ động vật (trừ cá) có nhiều cholesterol gây ứ đọng, xơ cứng thành mạch máu thì ở dầu thực vật lại có nhiều acid béo không no, có khả năng chống lại sự phát triển của xơ vữa động mạch.
Cellulose (chất xơ): Cơ thể không thể hấp thu chất xơ, nhưng chất xơ sẽ hạn chế cơ thể bị béo phì, ít bị bệnh tim hay phòng táo bón. Những chất này giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa. Tuy vậy cũng nên lưu ý, không ăn quá nhiều chất xơ vì sẽ bị cản trở việc hấp thu các dưỡng chất cần thiết khác.
Vitamin: là chất hữu cơ cần thiết và bắt buộc phải có trong thức ăn.
Vitamin A: Vitamin A giúp bảo vệ mắt và các bệnh về mắt. Thiếu vitamin A da sẽ khô, bề mặt da thường nổi gai, tăng sừng hóa nang lông. Ngoài ra, Vitamin A còn có vai trò với miễn dịch thể và miễn dịch tế bào.
Vitamin D3: Hỗ trợ chuyển hóa chất glucid thành năng lượng sống, đóng góp vào sự phát triển của xương, ăn ngon miệng và giúp cho cơ thể phát triển bình thường. là nguồn vitamin D có trong: Dầu cá thu, gan động vật, trứng, bơ..
Nhóm vitamin B: Trong nhóm vitamin B, vai trò của folat và pyridoxin có tầm quan trọng hơn cả. Vì nếu thiếu sẽ làm chậm cơ chế miễn dịch khi các tế bào tham gia sự tổng hợp.
Vitamin C: đây là vitamin tham gia vào các phản ứng ôxy hóa khử, là yếu tố cần thiết cho tổng hợp nên colagen là chất gian bào ở thành mạch, tạo mô liên kết, hoặc làm chắc xương, răng.
Vitamin E: Bảo vệ chất béo trong cơ thể không bị ôxy hóa. Là chất chống ôxy hóa (anti – oxydant) chủ yếu chống lại các gốc tự do.
Các chất khoáng và vi khoáng: Nếu chúng ta ăn uống thiếu chất khoáng sẽ sinh nhiều bệnh như bị bướu cổ (do thiếu iốt), thiếu máu (do thiếu sắt), còi xương ở trẻ em, thiếu sản sinh men răng (do thiếu fluor), gây xốp xương ở người lớn (do thiếu canxi)
Nước: rất cần thiết với sức khỏe con người bởi nó liên quan đến các phản ứng, các quá trình chuyển hóa dưỡng chất quan trọng trong cơ thể. Để tiêu hóa, hấp thu và sử dụng tối đa các dưỡng chất từ thực phẩm được đưa vào cơ thể. Ngoài ra, nước còn giúp đào thải chất độc hại, thanh lọc cơ thể chúng ta.
Bên cạnh đó, các yếu tố vi lượng cũng tham gia vào các quá trình chuyển hóa. Do đó đây là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.
Nhức đầu hoặc nhức cơ thường xuyên
Khi bạn thường xuyên gặp các triệu chứng nhức đầu, nhức cơ hay bị chuột rút, thì cơ thể bạn đang thiếu magie , đây là chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ hệ thần kinh. Một số nghiên cứu cho thấy, thiếu magie làm tăng nguy cơ đau nửa đầu, đau cơ cao tới 41,6%. Chế độ ăn thiếu canxi ,kali, magie sẽ gây hiện tượng chuột rút hoặc nhức cơ thường xuyên.
Tóc khô, gãy
Thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng còn làm cho tóc khô giòn, rụng nhiều, da bị nứt nẻ, lưỡi sưng gây chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Khi cơ thể thiếu hụt protein, axit béo và các chất dinh dưỡng như vitamin C, sắt hay kẽm đều dễ khiến rụng tóc, tóc thưa và mất sắc tố. Không chỉ thế sự thiếu hụt các vitamin nhóm B như B1, B5, B6, Biotin và Clo cũng là nguyên nhân khiến tóc khô giòn, dễ gãy và không bóng mượt.
Da khô nứt nẻ
Làn da của bạn bỗng trở nên khô ráp, thâm nám hoặc đồi mồi… là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng như Omega 3. Omega 3 giúp tế bào da giữ độ ẩm, sản sinh collagen, hạn chế các nếp nhăn. Thiếu Omega 3 dẫn đến hiện tượng tích tụ keratin, đây là lớp protein cứng bảo vệ da khỏi chất độc hại và vi khuẩn, khiến da khô nứt nẻ thậm chí là dẫn tới mốc da, nhiều tế bào chết ở khuỷu tay.
Da mụn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những người có lượng kẽm thấp thường biểu hiện rõ ràng nhất là mọc nhiều mụn trứng cá.
Khi cơ thể bị thiếu kẽm dẫn tới sức đề kháng và miễn dịch giảm, vết thương sẽ khó lành hơn và giảm chức năng của hầu hết tế bào miễn dịch đồng thời sự chuyển đổi hormone testosterone thành dihydro testosteron tăng, tức sự tiết bã nhờn sẽ quá mức và sừng hóa nang lông dẫn đến mọc mụn.
Gãy móng tay
Nếu móng tay sần sùi, dễ gãy nghĩa là bạn đang thiếu chất sắt. Còn đốm trắng trên móng tay là dấu hiệu của thiếu hụt kẽm. Các đường lằn, đường cong dưới móng là dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt
Mắt đỏ
Thiếu vitamin B2 hay còn gọi là riboflavin dẫn tới tình trạng mắt thường xuyên bị đỏ.
Tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người có chế độ ăn uống cực đoan, những người quá gầy hoặc có vấn đề về tiêu hóa
Da dễ thâm hoặc bầm tím
Nguyên nhân có thể là do bạn đang thiếu vitamin C. Đây là chất chống ôxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do có hại khi chúng ta tiếp xúc với môi trường chứa khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, và tia cực tím từ ánh sáng Mặt trời.
Nếu thấy mình có bất kì biểu hiện nào như trên, hãy nhanh chóng điều chỉnh lại chế độ ăn cho khoa học. đa dạng hóa bữa ăn trong tuần để nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mình các bạn nhé.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.