Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? Biến chứng nguy hiểm khi truyền dịch

Ngày 27/08/2024
Kích thước chữ

Mỗi loại dịch truyền phục vụ cho các mục đích khác nhau, giúp đáp ứng nhu cầu cụ thể của bệnh nhân trong các tình huống y tế khác nhau. Vậy bệnh nhân bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Người bệnh bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? Quyết định sử dụng dịch truyền phải dựa trên sự đánh giá y tế của bác sĩ, xem xét tình trạng sức khỏe cụ thể và các yếu tố liên quan. Đối với phần lớn các trường hợp suy nhược cơ thể, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm vẫn là phương pháp ưu tiên.

Các loại dịch truyền thường sử dụng

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? Dịch truyền là một phương pháp y tế thiết yếu nhằm cung cấp các chất lỏng và dưỡng chất thiết yếu trực tiếp vào tĩnh mạch của cơ thể thông qua kim truyền.

Đây là một biện pháp hỗ trợ quan trọng trong điều trị nhiều tình trạng sức khỏe, từ việc cung cấp nước và điện giải, đến việc bổ sung dinh dưỡng cho những bệnh nhân bị suy nhược. Có nhiều loại dịch truyền được sử dụng, mỗi loại phục vụ cho các mục đích khác nhau với tác dụng riêng biệt.

Nước muối sinh lý

Một trong những loại dịch truyền phổ biến nhất là nước muối sinh lý, còn được biết đến với tên gọi NaCl 0,9%. Đây là dung dịch muối tinh khiết hòa tan trong nước, có nồng độ áp suất thẩm thấu tương đương trong cơ thể người.

Nước muối sinh lý thường được sử dụng để duy trì lượng dịch trong cơ thể, giúp điều chỉnh cân bằng điện giải và bù đắp lượng nước bị mất do mất máu, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Dịch này còn được sử dụng để pha loãng các loại thuốc hoặc cung cấp cho cơ thể các chất điện giải cần thiết.

Dung dịch đường Glucose

Bên cạnh đó, dung dịch đường Glucose cũng là một loại dịch truyền phổ biến. Glucose là một loại đường đơn giản, được cơ thể sử dụng làm nguồn năng lượng chính. Dung dịch Glucose giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng, là sự lựa chọn lý tưởng cho những bệnh nhân đang cần bổ sung năng lượng trong trường hợp suy nhược hoặc mất năng lượng do bệnh lý. Thông thường, dung dịch Glucose được sử dụng dưới dạng 5% hoặc 10%, với nồng độ glucose được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân.

Dịch truyền chứa chất điện giải

Các dung dịch như dung dịch Ringer Lactat là loại dịch truyền chứa nhiều chất điện giải cần thiết để điều chỉnh cân bằng acid-base, hỗ trợ các chức năng sinh lý. Những dung dịch này đặc biệt hữu ích trong việc điều trị tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải cũng như trong các tình huống cấp cứu như sốc hoặc chấn thương.

Dịch truyền chứa đạm

Một loại dịch khác chứa đạm dạng acid amin là thành phần quan trọng đối với những bệnh nhân cần hỗ trợ dinh dưỡng đặc biệt. Dịch truyền chứa đạm cung cấp các acid amin thiết yếu giúp phục hồi cơ thể, hỗ trợ sự phát triển và tái tạo mô.

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? Biến chứng nguy hiểm khi truyền dịch 1
Dịch truyền được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Suy nhược cơ thể là một tình trạng sức khỏe do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy người bệnh bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước hay không? 

Chỉ định truyền dịch hay không và truyền dịch gì cần được bác sĩ xem xét cẩn thận dựa trên các yếu tố y tế cụ thể.

Việc truyền dịch thường được chỉ định bởi bác sĩ sau khi đã thực hiện thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trong những trường hợp cơ thể thiếu hụt một lượng dịch lớn mà việc bổ sung bằng đường ăn uống không thể đảm bảo như mất máu cấp tính, sốt cao, tiêu chảy nặng hoặc trong các trường hợp cần truyền thuốc để điều trị, dịch truyền là một biện pháp cần thiết, giúp đạt hiệu quả nhanh.

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? Biến chứng nguy hiểm khi truyền dịch 2
Bệnh nhân suy nhược được ưu tiên bổ sung dinh dưỡng bằng thức ăn

Tuy nhiên, truyền dịch không phải là phương pháp được áp dụng một cách tùy tiện. Việc quyết định truyền dịch phải dựa trên chỉ định của bác sĩ, vì khi một lượng lớn dịch bên ngoài được đưa trực tiếp vào cơ thể qua tĩnh mạch, có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ rất thận trọng trong việc quyết định liệu bệnh nhân bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không khi cân nhắc các lợi ích và rủi ro của phương pháp này.

Bên cạnh đó, quy trình truyền dịch bao gồm nhiều yếu tố cần được kiểm soát chặt chẽ như tốc độ truyền, lượng dịch, thời gian truyền và đảm bảo vô khuẩn, đồng thời phải theo dõi các phản ứng bất thường trong quá trình truyền.

Trong phần lớn các trường hợp suy nhược cơ thể, bệnh nhân vẫn còn khả năng ăn uống bình thường mà không cần phải dựa vào dịch truyền để bổ sung dinh dưỡng. Những người bị suy nhược cơ thể có thể cải thiện tình trạng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết qua thực phẩm.

Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng có thể cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất và năng lượng để cơ thể hồi phục, đồng thời giảm thiểu các triệu chứng của suy nhược.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp suy nhược cơ thể nghiêm trọng hơn, khi bệnh nhân không thể ăn uống được hoặc tình trạng suy nhược rất nặng, bác sĩ có thể chỉ định việc truyền dịch hoặc sử dụng sonde dạ dày để cung cấp dinh dưỡng cần thiết.

Trong những tình huống này, việc truyền dịch không chỉ giúp cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ điều trị các tình trạng bệnh lý cơ bản gây ra suy nhược.

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? Biến chứng nguy hiểm khi truyền dịch 3
Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước được không?

Biến chứng sức khỏe do truyền dịch sai cách

Truyền dịch là một phương pháp y tế quan trọng được sử dụng để điều trị bệnh lý. Mặc dù có thể mang nhiều lợi ích nhưng nếu không thực hiện đúng cách, truyền dịch có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Phương pháp truyền dịch cần phải được thực hiện bởi nhân viên y tế với thiết bị phù hợp. Khi thực hiện sai cách hoặc không có sự giám sát, những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra.

Sốc phản vệ

Đầu tiên, sốc phản vệ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi truyền dịch. Đây là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc một thời gian ngắn sau khi truyền dịch.

Các dấu hiệu đầu tiên của sốc phản vệ bao gồm nổi mày đay, khó thở, đau bụng, có thể tiến triển thành suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn và suy đa cơ quan không hồi phục. Nếu không được cấp cứu kịp thời, sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong.

Nguy cơ xảy ra sốc phản vệ có thể tăng cao nếu truyền dịch không đúng loại, cơ địa dị ứng với các thành phần trong dịch truyền hoặc không có sự giám sát y tế đầy đủ, kịp thời.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một biến chứng khác có thể xảy ra khi truyền dịch. Việc đưa kim vào tĩnh mạch mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nếu các nguyên tắc vô khuẩn không được tuân thủ nghiêm ngặt, nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân suy nhược cơ thể thường có sức đề kháng yếu, khi cơ thể bị tấn công bởi vi khuẩn, khả năng chống lại nhiễm trùng trở nên kém, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tại nơi tiêm, ở cơ quan và nặng hơn là nhiễm trùng máu.

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? Biến chứng nguy hiểm khi truyền dịch 4
Truyền dịch có thể làm tăng nguy cơ sốc phản vệ

Quá tải dịch

Quá tải dịch là một biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra khi truyền dịch sai cách. Tình trạng này làm tăng gánh nặng cho tim, gây phù phổi, khó thở và thậm chí tử vong.

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của quý độc giả về câu hỏi “Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?”. Phương pháp truyền dịch là một kỹ thuật y tế cần được thực hiện cẩn thận, đúng cách với các quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin