Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sốc khi truyền nước biển: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Ngày 03/11/2024
Kích thước chữ

Ngày nay, nhiều người có hiện tượng sốc khi truyền nước biển gây nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy sốc khi truyền nước biển là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Truyền nước biển là biện pháp thường được áp dụng để bù nước và điện giải cho cơ thể, hỗ trợ trong điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra hiện tượng sốc khi truyền nước biển gây nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Vậy sốc khi truyền nước biển là gì?

Sốc khi truyền nước biển là gì?

Sốc khi truyền nước biển là tình trạng cơ thể có phản ứng quá mức, thường là phản ứng dị ứng hoặc quá tải tuần hoàn đối với dung dịch truyền vào mạch máu. Khi truyền dịch không phù hợp với cơ thể hoặc khi có lỗi trong quy trình truyền hệ thống miễn dịch có thể kích hoạt phản ứng phản vệ – một dạng sốc nguy hiểm. Tình trạng này gây ra sự rối loạn trong cơ chế tuần hoàn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hạ huyết áp, khó thở, ngất xỉu và thậm chí tử vong.

Truyền nước biển là một biện pháp y tế quen thuộc giúp bổ sung nước và các chất điện giải cần thiết cho cơ thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, không phải lúc nào truyền nước biển cũng an toàn tuyệt đối. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng sốc khi truyền nước biển. Đây là một biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Sốc khi truyền nước biển: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 1
Sốc khi truyền nước biển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Nguyên nhân gây sốc khi truyền nước biển

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc khi truyền nước biển, bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng với thành phần trong dung dịch truyền: Một số người có cơ địa nhạy cảm dễ phản ứng mạnh với các thành phần trong nước biển hoặc các loại dung dịch khác dẫn đến tình trạng sốc phản vệ.
  • Truyền nước quá nhanh hoặc quá nhiều: Đưa một lượng lớn dịch vào mạch máu trong thời gian ngắn có thể làm quá tải hệ tuần hoàn. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở người cao tuổi hoặc những người có bệnh lý tim mạch, thận.
  • Sử dụng dung dịch truyền không phù hợp: Việc lựa chọn dung dịch không phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như người bị suy thận hoặc suy tim có thể làm tăng nguy cơ sốc.
  • Dụng cụ truyền không đảm bảo vô trùng: Nếu dụng cụ truyền không đảm bảo vô trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng máu và dẫn đến sốc nhiễm khuẩn.
Sốc khi truyền nước biển: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 2
Cần chú ý khi truyền nước biển vào cơ thể người bệnh

Triệu chứng của sốc khi truyền nước biển

Sốc khi truyền nước biển là một tình trạng nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được nhận biết và xử lý kịp thời. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của sốc khi truyền nước biển mà người bệnh hoặc người chăm sóc cần lưu ý

Hạ huyết áp đột ngột

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của sốc khi truyền nước biển. Ngay sau khi truyền dịch nước biển vào cơ thể người bệnh có thể gặp các phản ứng như cảm thấy chóng mặt, mờ mắt, cảm giác yếu ớt, choáng váng hoặc có thể buồn nôn.

Khó thở và thở gấp

Tình trạng này thường xuất hiện khi cơ thể không đủ oxy, khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, tức ngực và thở nhanh. Khó thở nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng hoảng loạn hoặc thậm chí mất ý thức. Đây cũng là một trong những triệu chứng của sốc khi truyền gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.

Da xanh tái và đổ mồ hôi lạnh

Khi gặp phản ứng sốc, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách dồn máu đến các cơ quan quan trọng khiến da trở nên nhợt nhạt, xanh tái và đổ mồ hôi lạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy tuần hoàn máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong khi tiêm truyền.

Phát ban và ngứa ngáy trên da

Đối với những trường hợp sốc do phản ứng dị ứng, bệnh nhân có thể bị phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp cơ thể hoặc tại vùng truyền dịch. Đây là một dấu hiệu dễ nhận biết khi cơ thể có phản ứng với các thành phần trong dung dịch truyền.

Ngất xỉu hoặc mất ý thức

Trong trường hợp nặng, nếu xảy ra tình trạng sốc khi truyền nước biển người bệnh có thể ngất xỉu do huyết áp tụt quá thấp hoặc do thiếu oxy lên não. Mất ý thức là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

Buồn nôn và nôn

Một số trường hợp người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa khi bị sốc truyền nước biển. Đây cũng là một phản ứng của cơ thể khi hệ tiêu hóa và tuần hoàn bị rối loạn ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể của người bệnh khi thực hiện truyền nước biển.

Sốc khi truyền nước biển: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 3
Sốc khi truyền nước biển khiến da trở nên nhợt nhạt

Cách xử trí sốc khi truyền nước biển

Khi gặp phải tình trạng sốc khi truyền nước biển việc xử lý kịp thời và đúng cách là vô cùng quan trọng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là các bước cần thực hiện ngay khi phát hiện có triệu chứng sốc

  • Ngừng truyền ngay lập tức: Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu sốc việc đầu tiên cần làm là ngừng ngay lập tức quá trình truyền nước biển. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng sốc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế an toàn: Giúp bệnh nhân nằm xuống và nâng cao chân để tăng cường lưu thông máu về não. Tư thế này có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ thở hơn và giảm nguy cơ ngất xỉu.
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Theo dõi nhịp tim, huyết áp và mức độ tỉnh táo của bệnh nhân. Ghi nhận các thay đổi để cung cấp thông tin hữu ích cho đội ngũ y tế khi họ đến.
  • Gọi cấp cứu: Ngay khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng sốc, hãy gọi cấp cứu hoặc thông báo cho nhân viên y tế ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời. Thời gian can thiệp nhanh chóng là yếu tố quyết định trong việc cứu sống bệnh nhân.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ: Nếu được sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như adrenaline hoặc thuốc chống dị ứng để giảm nhẹ triệu chứng.
  • Theo dõi và ghi chép các triệu chứng: Ghi lại tất cả các triệu chứng mà bệnh nhân trải qua thời gian bắt đầu triệu chứng và bất kỳ biện pháp nào đã được thực hiện. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý: Không tự ý tiêm thuốc hay sử dụng bất kỳ biện pháp can thiệp nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Sốc là tình trạng nghiêm trọng và sự can thiệp y tế chuyên nghiệp là điều cần thiết.

Sốc khi truyền nước biển: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 4
Rút kim truyền ngay lập tức khi xảy ra phản ứng sốc

Sốc khi truyền nước biển là tình trạng nguy hiểm nhưng có thể được phòng ngừa và xử lý hiệu quả nếu có kiến thức và thực hiện đúng cách. Để đảm bảo an toàn nên tuân thủ quy trình của bác sĩ và chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện truyền dịch. Cuối cùng chúc bạn đọc sức khỏe và luôn theo dõi trang web Nhà Thuốc Long Châu để có thêm nhiều thông tin mới nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin