Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Các loại dịch truyền và thời điểm thích hợp truyền dịch cho cơ thể

Ngày 26/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Các loại dịch truyền được sử dụng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, dịch truyền này sẽ được phân thành nhiều loại và được chỉ định dùng riêng cho từng bệnh nhân khác nhau.

Trong y khoa, truyền dịch được xem là phương pháp để hỗ trợ và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Hiểu một cách đơn giản, truyền dịch là việc truyền chất dinh dưỡng vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Các loại dịch truyền khác nhau sẽ phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân riêng biệt. Việc truyền dịch này không được lạm dụng mà phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Truyền dịch và các tác dụng đối với cơ thể

Truyền dịch chính là quá trình truyền các chất có lợi vào trong cơ thể nhằm hỗ trợ, điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Các dung dịch truyền hòa tan bao gồm nhiều chất khác nhau nên có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp thông qua tĩnh mạch của người bệnh. Hầu hết các dung môi được sử dụng trong dịch truyền là nước cất. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng một số loại dung môi khác nhau để hòa tan dược chất bên trong.

Các loại dịch truyền và thời điểm thích hợp truyền dịch cho cơ thể 1
Lợi ích của các loại truyền dịch đối với cơ thể

Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng mỗi nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân khác nhau. Để tránh xảy ra các tai biến hay tác dụng phụ, trước khi truyền đạm, bệnh nhân cần phải được bác sĩ thăm khám, xem xét và kê toa phù hợp.

Thời điểm phù hợp để truyền nước cho cơ thể

Ngoài các loại dịch truyền, nhiều người còn quan tâm đến thời điểm phù hợp để truyền nước cho cơ thể.

Cơ thể con người đều có mức giá trị nhất định về chỉ số trong máu, muối, đường, chất điện giải,... Khi giá trị này bị suy giảm, cơ thể cần phải bù đắp thêm để không làm mất sự cân bằng. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác lượng mất đi để có biện pháp bù đắp phù hợp.

Các loại dịch truyền và thời điểm thích hợp truyền dịch cho cơ thể 2
Người bệnh nên xét nghiệm máu để kiểm tra trước khi truyền dịch

Tuy nhiên, một số các đối tượng sau cần phải truyền nước trước khi có kết quả xét nghiệm đó là:

  • Người bị mất máu;
  • Bị mất nước;
  • Ngộ độc;
  • Trước và sau khi phẫu thuật.

Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh bị mất nước nhưng còn khả năng ăn uống nên thay đổi chế độ ăn thay vì truyền dịch trực tiếp.

3 nhóm dịch truyền phổ biến trong y tế

Hiện nay có ba nhóm dịch truyền phổ biến và tùy thuộc vào mục đích để điều trị khác nhau.

  • Nhóm dưỡng chất: Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể và được dùng để truyền cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể không thể ăn uống trước và sau khi phẫu thuật. Nhóm này sẽ gồm chất đạm, chất béo, vitamin và Glucose nhiều nồng độ 5%, 10%, 20%,...
  • Nhóm cấp nước và chất điện giải: Chỉ định dùng cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu do tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc,... gây ra. Nhóm này sẽ gồm có các loại như dung dịch Nacl 0,9%, lactate ringer và bicarbonate natri 1,4%.
  • Nhóm chất đặc biệt: Đây là nhóm được dùng cho các bệnh nhân cần bù dịch tuần hoàn cơ thể hoặc bù nhanh chóng albumin. Nó bao gồm các loại là dung dịch có chứa albumin, dung dịch cao phân tử, huyết tương tươi, dung dịch dextran,...
Các loại dịch truyền và thời điểm thích hợp truyền dịch cho cơ thể 3
Tổng hợp chi tiết ba nhóm chất truyền dịch cho bệnh nhân

Tổng hợp các loại dịch truyền trong y tế

Các loại dịch truyền thường được dùng trong truyền dịch có thể kể đến là NaCl, Lactate ringer và Glucose 5%.

NaCl 0,9% (Nước muối sinh lý)

Đây là loại dịch truyền nước thông dụng và thường được gọi là “truyền muối biển”. Với nồng độ 0,9%, dung dịch muối này có độ thẩm thấu tương đồng với các dịch bên trong cơ thể người. Truyền 1000ml nước muối sinh lý sẽ có khoảng 250ml được giữ lại trong lòng mạch. Nước muối sinh lý sẽ được sử dụng trong các trường hợp truyền sau.

  • Sốt siêu vi dẫn đến mất nước, tiêu chảy, nôn mửa,...
  • Pha loãng với các loại thuốc khác để truyền vào cơ thể.
  • Chỉ dùng khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ.

Lactate Ringer

Dung dịch này sẽ bao gồm nước và một số các ion như K+, Na+, Ca2+, Cl-,... Do đó dung dịch sẽ có tính chất thẩm thấu như huyết tương, ưu trương nhẹ nên được chỉ định trong các trường hợp cần bù nước và điện giải.

Tuy nhiên, dung dịch này không nên sử dụng đối với các bệnh nhân đang bị mất nước do nôn nhiều. Truyền khoảng 1000 ml Lactate Ringer sẽ có 190ml được giữ lại trong lòng mạch.

Đường Glucose 5%

Đường Glucose 5% sẽ có tính chất tương tự như NaCl nồng độ 9% và được dùng trong các trường hợp sau:

  • Bù dịch;
  • Chán ăn, nôn ói nhiều;
  • Mệt mỏi sau khi say rượu.

Các tác dụng thường gặp khi truyền dịch

Quá trình truyền dịch có thể xảy ra một số tác dụng như dịch không chảy, bị phồng nơi tiêm, bị sốc phản vệ, phù phổi cấp,...

  • Dịch không chảy: Điều này làm thuốc không vào được cơ thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu các bệnh nhân bị nặng.
  • Phồng nơi tiêm: Đây là do thuốc thoát ra ngoài bởi kim tiêm ở ngoài thành mạch hay kim chưa vào sâu trong lòng mạch hoặc do tĩnh mạch bị vỡ. Vì vậy, bệnh nhân phải truyền lại hay truyền chỗ khác.
  • Bệnh nhân bị sốc: Nguyên nhân do dịch, do các yếu tố gây sốc của dây truyền hoặc tốc độ truyền quá nhanh.
  • Phù phổi cấp: Là tai biến nặng do truyền nhanh với khối lượng dịch truyền lớn hay truyền tốc độ nhanh ở người bị cao huyết áp, suy tim.
  • Tắc mạch phổi: Tắc mạch phổi do không khí trong dây truyền lọt vào lòng mạch.
  • Nhiễm khuẩn: Do quá trình vô khuẩn không tốt nên gây nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virus và nhiễm HIV.

Một số điều cần chú ý trong quá trình truyền dịch

Trong quá trình truyền dịch có thể xảy ra các tai biến nặng nhẹ tùy thuộc vào mức độ khác nhau. Nếu bị nhẹ, người bệnh có thể bị sưng đau ở vị trí truyền dịch. Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị phù phổi, suy tim, viêm tĩnh mạch do tiếp nhận một lượng dịch truyền quá mức cần thiết đối với cơ thể. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

Các loại dịch truyền và thời điểm thích hợp truyền dịch cho cơ thể 4
Lưu ý cần phải nắm rõ trước khi bắt đầu truyền dịch

Do đó, việc chú ý những điều sau đây sẽ giúp cho quá trình truyền dịch ổn định hơn:

  • Chỉ truyền dịch khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa với liều lượng phù hợp.
  • Cần có bộ dụng cụ xử lý tai biến, dụng cụ truyền nước được vô khuẩn và thuốc chống sốc.
  • Loại bỏ bọt khí trong túi truyền bằng cách cho chảy các giọt đầu tiên ra ngoài trước khi cắm vào tĩnh mạch của bệnh nhân.
  • Theo dõi người bệnh và đảm bảo các yếu tố liều lượng, thời gian và tốc độ truyền dịch.
  • Bệnh nhân còn ăn uống được nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp thay vì truyền dịch.

Truyền dịch đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc này cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả và tránh xảy ra các rủi ro không mong muốn. Bài viết đã đề cập chi tiết đến các loại dịch truyền và một số lưu ý khi truyền dịch. Qua đó, người nhà và bệnh nhân sẽ có thể tham khảo cụ thể hơn.

Xem thêm: Truyền nước biển có tác dụng gì? Những trường hợp không được truyền nước biển?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.