Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu máu ở trẻ có thể dẫn đến suy giảm thể chất hoặc nhận thức. Tuy nhiên, dấu hiệu trẻ thiếu máu thường khó phát hiện bởi không có biểu hiện cụ thể, rõ ràng.
Thiếu máu ở trẻ có thể dẫn đến suy giảm thể chất hoặc nhận thức. Tuy nhiên, dấu hiệu trẻ thiếu máu thường khó phát hiện bởi không có biểu hiện cụ thể, rõ ràng.
Khi lượng hồng cầu cung cấp oxy thấp sẽ khiến các bộ phận trên cơ thể trẻ không thể hoạt động bình thường. Vì vậy, cơ thể trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi và lười hoạt động. Đặc biệt, tình trạng thiếu máu còn có thể làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ khiến kết quả học tập giảm sút.
Khi bị thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu của trẻ sẽ ít đi làm cho da trẻ trở nên nhợt nhạt hơn bình thường. Đây là một trong những dấu hiệu trẻ thiếu máu phụ huynh cần lưu ý.
Trẻ thiếu máu lên não luôn có cảm giác mệt mỏi, biếng ăn và luôn khó khăn với những hoạt động bình thường.
Đây cũng là một dấu hiệu trẻ thiếu máu. Khi thiếu máu đồng nghĩa với việc thiếu hồng cầu vận chuyển oxy gây ra thiếu oxy cho cơ thể. Do đó, để bù lại lượng hồng cầu thì cơ thể tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.
Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy nuôi cơ thể, thiếu hụt nguồn cung cấp oxy cho tim. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khó thở ở trẻ khi bị thiếu máu.
Việc thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, nếu trẻ thiếu máu sức đề kháng suy giảm sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng, ốm yếu.
Một đứa trẻ có dấu hiệu thèm ăn những thứ phi thực phẩm như đất, cát, sỏi, sơn tường… Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu bệnh thiếu máu. Theo nghiên cứu, tình trạng thiếu dinh dưỡng lâu có thể dẫn đến hiện tượng này.
Hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ để phòng chống thiếu máu ở trẻ em theo các cách dưới đây:
– Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Sữa mẹ có chứa dạng sắt đặc biệt dễ dàng hấp thu sắt hơn trong các loại thức ăn khác.
– Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, lòng đỏ trứng, các loại đậu, rau xanh,…cho trẻ.
– Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò vì sữa bò có lượng sắt thấp và có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của bé, dẫn đến sự mất sắt từ từ theo thời gian.
– Có thể cho trẻ ăn thức ăn giàu vitamin C để hỗ trợ hấp thu sắt tối đa. Một vài lựa chọn cho bạn như ớt chuông đỏ, đu đủ, dưa vàng, bông cải xanh, dâu tây và cam.
Bên cạnh chế độ ăn, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ, quan tâm vệ sinh cá nhân, ăn uống và vệ sinh môi trường có vai trò quan trọng trong phòng chống thiếu máu ở trẻ em.
Thông thường, dấu hiệu trẻ thiếu máu không biểu hiện rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, nếu bố mẹ quan sát thấy trẻ chán ăn, da xanh xao, hay ốm vặt, kém hoạt bát,….thì khả năng trẻ đang bị thiếu máu là rất cao.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.