Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe, có rất nhiều câu hỏi xoay quanh nội dung “Ăn tiết canh bò có tốt không?”. Đến nay, câu hỏi này vẫn gây ra rất nhiều làn sóng tranh cãi.
Nội tạng và máu huyết của động vật không được khuyến khích sử dụng, đặc biệt là bò. Tuy nhiên, tiết canh bò lại là món ăn khoái khẩu của người dân Việt Nam. Nhiều người cho rằng tiết canh bò có tác dụng bổ máu, tăng cường sinh lực cho nam giới và trẻ hóa làn da cho phái đẹp. Tuy nhiên, cũng có những người phải trả giá cho món ăn này bằng cả mạng sống. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu liệu ăn tiết canh bò có tốt không nhé!
Tiết canh bò nếu không được chế biến kỹ càng thì sẽ để lại nhiều tác hại cho cơ thể con người. Tiêu thụ tiết bò mang mầm bệnh có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như:
Sán gạo là sán dây nở ra từ ấu trùng sán bên trong các bắp, gân, mỡ, thịt nạc vai,... của con bò nhiễm bệnh. Sán gạo khi đi vào cơ thể sẽ trú ngụ ở ruột non, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tả, lị, suy hô hấp, mệt mỏi, sốt, buồn nôn,...
Giun xoắn là những con sán trưởng thành trong cơ thể con người nên nguy hiểm gấp nhiều lần nhiễm sán. Giun xoắn cũng là bệnh lý duy nhất gây ra tình trạng sốt cao kéo dài ở người bệnh.
Ký sinh trùng gây ra bệnh lý này thường có nhiều ở lòng lợn hoặc tiết canh bò không được chế biến kĩ càng. Nếu bị nhiễm giun xoắn, người bệnh rất khó chữa trị và có nguy cơ tử vong rất cao.
Trên thực tế, không thể phủ nhận được những lợi ích tuyệt vời mà tiết bò mang lại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, những lợi ích này chỉ có được khi tiết bò được làm chín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:
Trên thực tế, tiết bò có hàm lượng chất sắt rất cao, gấp nhiều lần so với những loại động vật, gia cầm khác. Do kết cấu là chất lỏng nên loại thực phẩm này rất dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa và là nguồn thực phẩm vàng để bổ sung sắt cho cơ thể. Từ đó, ngăn chặn được tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi, chóng mặt buồn nôn,...
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong máu bò có chứa các hoạt chất có tác dụng tiêu diệt các tế bào hoại tử, rút ngắn thời gian chữa lành các vết thương.
Hàm lượng vitamin K trong máu bò cũng rất cao, có khả năng làm đông máu. Vì vậy, bác sĩ khuyên người bệnh có các vết thương hở ngoài da nên bổ sung tiết bò để vết thương được lành lại hiệu quả hơn.
Các nguyên tố vi lượng trong máu bò rất có lợi cho quá trình phục hồi tình trạng lão hóa da, nhăn nheo, khô ráp, kém đàn hồi. Lượng photpholipit trong tiết còn giúp trì hoãn sự lão hóa hiệu quả.
Trong máu bò có chứa chất acetylcholine. Chất này sẽ hỗ trợ liên kết các tế bào thần kinh, phục hồi trí nhớ. Từ đó, giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
Nếu bạn có nhu cầu giảm cân, tiết bò sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Máu bò có lượng calo rất thấp, sẽ cung cấp đủ năng lượng cho bạn hoạt động mà không lo mệt mỏi, đuối sức. Hơn nữa, lượng vitamin K cũng giúp bạn tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu chất trong quá trình giảm cân.
Một tác dụng diệu kỳ của của tiết bò có thể khiến bạn bất ngờ, đó là: Với những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi như kỹ thuật, xưởng dệt,... ăn tiết có tác dụng loại bỏ được những bụi bẩn và hạt kim loại gây hại cho cơ thể. Nguyên nhân là do hàm lượng protein trong tiết sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra hoạt chất có thể khử trùng ruột.
Nếu ưa chuộng món tiết bò, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau trong quá trình chế biến và sử dụng nhé!
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi: “Ăn tiết bò có tốt không?”. Tiết canh bò có rất nhiều tác hại nhưng nếu được chế biến đúng cách thì sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ. Dù yêu thích món tiết canh bò như thế nào, bạn cũng nên quan tâm tới sức khỏe của bản thân và gia đình hàng đầu nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.