Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe nghiêm trọng hơn nhiều người nghĩ. Nó vừa làm thính giác bị suy giảm và còn khiến các bộ phận khác bị suy kiệt. Vào năm 1910,
Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe nghiêm trọng hơn nhiều người nghĩ. Nó vừa làm thính giác bị suy giảm và còn khiến các bộ phận khác bị suy kiệt.
Vào năm 1910, nhà khoa học đoạt giải Nobel Robert Koch nói rằng “Một ngày nào đó con người sẽ phải đối mặt với ô nhiễm tiếng ồn giống như những dịch bệnh”. Ngày nay, câu nói này của ông càng trở nên chính xác. Nếu bạn sống ở những thành phố đông đúc như Mumbai, Delhi hay Bengaluru bạn sẽ thấy tiếng ồn ở khắp mọi nơi. Những âm thanh tới từ xe cộ, sản xuất, sinh hoạt… với cường độ lớn lặp đi lặp lại liên tục hàng ngày. Để tìm hiểu tác động của tiếng ồn tới sức khỏe nghiêm trọng như thế nào, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây.
Sống trong một môi trường ô nhiễm tiếng ồn, chắc chắn là giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu. Không dừng lại ở đó, khi bạn bị rối loạn giấc ngủ sẽ kéo theo hàng loạt các căn bệnh khác nữa. Thiếu ngủ hay rối loại giấc ngủ khiến hệ thống nội tiết, hệ thần kinh và tim mạch bị tổn hại. Ngoài ra việc thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc còn làm cho quá trình sản sinh insulin bị ảnh hưởng rất nặng, có thể dẫn tới suy tụy.
Những người sống trong môi trường tiếng ồn đạt tới mức ô nhiễm có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp lớn hơn hẳn người sống trong môi trường bình thường. Thêm nữa, các bệnh như thiếu máu, bệnh động mạch vành xuất hiện thường xuyên hơn ở những người khác. Các bệnh nhân có tiền sử về vấn đề tim mạch sống ở nơi có tiếng ồn cao liên tục có tuổi thọ thấp hơn người cùng mắc bệnh nhưng sống ở môi trường không bị ô nhiễm.
Sống ở trong môi trường mà mức độ tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép sẽ làm huyết áp của con người tăng cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy huyết áp của người sống lâu trong môi trường thường xuyên có tiếng ồn cao hơn hẳn so với người không sống tại đó. Điều này tới từ việc thần kinh bị căng thẳng trong thời gian dài kéo theo tình trạng huyết áp cao.
Một cơ thể sống trong môi trường mà âm thanh vượt quá mức chịu đựng của con người và động vật, sẽ xuất hiện hiện tượng sản xuất adrenaline và noradrenaline quá mức. Adrenaline và noradrenaline là một loại hoocmon được sản sinh ra khi cơ thể rơi vào trạng thái sợ hãi hay tức giận. Nó làm tăng mức độ stress và nồng độ cortisol trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể có tình trạng ứ nước, tăng cân và suy giảm hệ thống miễn dịch.
Mức độ tiếng ồn cao và kéo dài khiến cơ thể rơi vào trạng thái rối loạn thần kinh nghiêm trọng. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện như dễ tức giận, dễ nổi nóng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các mối quan hệ xã hội. Biểu hiện nhẹ hơn của người bị rối loạn thần kinh khi sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn là hay cảm thấy bồn chồn, lo lắng và dễ vướng vào các cuộc cãi vã vô bổ.
Theo một cuộc nghiên cứu, trẻ em hoàn toàn có thể tiếp nhận và bị kích thích bởi âm thanh ngay cả khi còn chưa ra đời. Sự phát triển của trẻ nhỏ ảnh hưởng lớn từ sự sản sinh hoocmon và protein từ cơ thể người mẹ. Nhưng khi các bà mẹ mang thai sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn khiến quá trình sản sinh này bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ ngày từ khi chưa chào đời.
Huyền Trang
Nguồn: thehealthsite
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.