Nhiều người thường quan niệm rằng có bầu không nên ăn măng cụt vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Vậy điều này có đúng không? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin khoa học nhất về vấn đề bà bầu ăn măng cụt được không bạn nhé!
Măng cụt là quả gì, có tác dụng thế nào với bà bầu?
Để biết chính xác “bà bầu ăn măng cụt có tốt không”, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về loại quả này cũng như thành phần dinh dưỡng có trong đó. Măng cụt hay còn gọi là trúc tử, là một loại quả nhiệt đới, xuất hiện phổ biến ở vùng Đông Nam Á.
Quả măng cụt khi chín có vỏ ngoài khá dày, màu đỏ tím đậm. Ruột bên trong trắng ngà, chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và mùi thơm thu hút. Theo nhiều nghiên cứu, trong quả măng cụt chứa nhiều chất đạm, canxi, sắt, photpho... nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là có tác dụng ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch.
Đối với bà bầu, khi ăn măng cụt cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi, có thể kể đến như:
Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Folate đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh và các bất thường khác, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh về não và cột sống. Vì vậy, bên cạnh bổ sung axit folic bằng thực phẩm chức năng, việc ăn măng cụt giúp các mẹ bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bất thường nhờ vào lượng folate có trong loại quả này.
Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
Thành phần khoáng chất Mangan dồi dào trong măng cụt sẽ rất cần thiết cho quá trình hình thành sụn và hệ xương trong bào thai. Đồng thời, măng cụt còn giúp thúc đẩy sự tăng trương của thai nhi.
Tăng cường hệ miễn dịch
Măng cụt chứa một lượng lớn vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi. Không những vậy, vitamin C còn thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, giúp da đàn hồi, hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai.
Bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu
Ăn măng cụt với lượng phù hợp sẽ giúp bà bầu tránh tình trạng thiếu sắt khi mang thai, bởi loại quả này là nguồn cung cấp sắt dồi dào, giúp thúc đẩy hoạt động của tế bào máu, ngăn ngừa thiếu máu.
Cân bằng đường huyết
Măng cụt chứa chất Xanthone có tác dụng duy trì lượng đường trong máu. Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào trong măng cụt cũng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Măng cụt là loại trái cây giàu dinh dưỡng của vùng nhiệt đới
Bà bầu ăn măng cụt được không?
Với những tác dụng tuyệt vời của măng cụt trên đây, có thể thấy với câu hỏi “bầu có ăn được măng cụt không” thì câu trả lời là có bạn nhé! Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý không ăn quá nhiều bởi có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa do tăng nguy cơ nhiễm axit lactic. Không những vậy, thành phần Xanthone có thể giúp bà bầu điều chỉnh lượng đường trong máu, đồng thời cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể. Do đó, các bà bầu nên ngừng ăn măng cụt ít nhất 2 tuần trước khi sinh.
Vậy bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không? Nhiều người cho rằng đây cũng là thời điểm bà bầu không nên sử dụng măng cụt để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản khoa, nếu bà bầu ăn măng cụt với lượng vừa phải, mỗi lần ăn 2 - 3 quả với tần suất 2 - 3 lần/tuần thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì ở tam cá nguyệt đầu tiên. Ngược lại còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho cả người mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên vẫn có một số người nên kiêng măng cụt tuyệt đối trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là một số trường hợp phụ nữ mang thai không nên bổ sung loại quả này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày:
- Các bà bầu bị dị ứng với măng cụt: Nếu trước khi mang thai, bà bầu bị dị ứng với măng cụt thì khi có bầu cũng không nên ăn loại quả này. Trên thực tế, một số người có hiện tượng nổi mề đay, mẩn đỏ da, sưng, ngứa sau khi ăn măng cụt.
- Bà bầu có vấn đề về đường tiêu hóa: Với những bà bầu thường xuyên gặp các vấn đề như táo bón, tiêu chảy... hoặc rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì nên hạn chế ăn măng cụt, vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và gây kích thích, không tốt cho dạ dày.
- Bà bầu mắc bệnh đa hồng cầu: Đa hồng cầu là bệnh rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến tăng số lượng hồng cầu trong máu. Với những bà bầu được chẩn đoán mắc bệnh này nên tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng của hồng cầu.
Bầu ăn măng cụt được không là băn khoăn của nhiều phụ nữ mang thai
Món ngon từ măng cụt cho bà bầu
Như vậy, bà bầu sẽ không còn băn khoăn việc mang thai có ăn măng cụt được không và có thể tự điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Để thay đổi khẩu vị, bà bầu có thể ăn măng cụt bằng các cách sau đây:
Chè măng cụt: Chỉ với khoảng 400g măng cụt đã tách vỏ, thêm đường nâu, lá dứa, bột năng và nước cốt dừa, bạn hoàn toàn có thể chế biến thành món chè măng cụt vừa thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Sinh tố măng cụt: Đây là món ngon được nhiều người ưa thích vì sự thanh mát và dễ ăn. Sau khi mua măng cụt về, bạn tách vỏ rồi xay nhuyễn, thêm đường, đá viên và nước cốt chanh là bạn đã có một ly sinh tố cực kỳ hấp dẫn và bổ dưỡng.
Kem măng cụt: So với chè và sinh tố thì làm kem măng cụt đòi hỏi cầu kỳ hơn. Đầu tiên, bạn cho sữa tươi vào nồi, đun lửa nhỏ đến khi sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp. Tiếp đến, bạn đánh bông lòng đỏ trứng gà với đường, rồi đổ sữa tươi vào cùng, khuấy đều tay. Đổ hỗn hợp trên vào lại trong nồi, đun nhỏ lửa đến khi thấy hỗn hợp sánh lại. Măng cụt tách vỏ rồi xay nhuyễn và lọc qua rây. Trộn đều kem tươi đã đánh bông với măng cụt xay nhuyễn và hỗn hợp đường, sữa và trứng, sau đó cho vào ngăn đá là bạn đã có món kem măng cụt vừa ngon vừa lạ miệng.
Sinh tố măng cụt là món ngon, bổ dưỡng cho bà bầu
Như vậy, bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc “bầu ăn măng cụt được không” cũng như gợi ý những món ngon từ măng cụt cho bà bầu. Ngoài ra, bà bầu cần chú ý ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp