Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bà bầu trong giai đoạn thai kỳ việc lựa chọn món ăn cần kỹ càng hơn và lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng hơn. Vì vậy câu hỏi được đặt ra là bà bầu ăn nấm kim châm được không?
Trong giai đoạn thai kỳ việc lựa chọn loại thực phẩm cho các bà bầu cần phải ưu tiên sản phẩm vừa giàu chất dinh dưỡng vừa đảm bảo an toàn. Nấm kim châm cũng là một loại thực phẩm có khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nói chung. Vậy bà bầu ăn nấm kim châm được không? Có quan điểm thì cho rằng ăn được nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên ăn nấm kim châm khi mang thai. Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Có thể nói hầu như các loại nấm ăn được đều an toàn cho sức khỏe của bà bầu. Vậy bà bầu có cần kiêng cữ loại nấm nào không? Nấm nào nên ăn và nấm nào không nên ăn trong quá trình mang thai.
Thời kỳ mang thai, bà bầu nên ăn chín uống sôi đó là những điều cơ bản cần phải thực hiện đầu tiên. Vì vậy bà bầu không nên ăn nấm sống vì có thể sẽ làm cho khó tiêu do thành tế bào bên ngoài rất cứng. Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con thì bà bầu nên ăn nấm đã được nấu chín. Một lưu ý khác khi ăn nấm nên nấu chín kỹ để không gây hại cho sức khỏe và hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng từ nấm.
Có một số loại nấm độc và nấm gây ảo giác thì bà bầu không nên ăn. Các loại nấm này là nấm mọc dại trong môi trường tự nhiên. Khi ăn những loại nấm độc, nấm gây ảo giác có thể gây ngộ độc với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, yếu cơ, hưng phấn, gây ảo giác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đây là những vấn đề hết sức nguy hiểm vì vậy các bà bầu nên để ý kỹ. Nếu ăn phải những loại nấm này thì triệu chứng có thể xuất hiện sau khi ăn nấm khoảng 6 giờ. Như vậy bà bầu nên tránh những loại nấm này để không ảnh hưởng tới sức khỏe nhé!
Mẹ bầu nên ăn nấm nào khi mang thai? Mẹ bầu có thể ăn những loại nấm mà đã từng ăn trước khi mang thai mà không bị dị ứng hay tác dụng phụ gì thì có thể tiếp tục ăn. Nhiều loại nấm mẹ bầu có thể ăn được như nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ… Tuy nhiên những loại nấm này đều phải là loại nấm còn tươi ngon nhé.
Những loại nấm có tính dược liệu như nấm linh chi, nấm đông cô, nấm khiêu vũ, nấm đuôi gà tây… nếu đã chế biến nhưng còn hạn sử dụng vẫn có thể ăn được. Còn nếu như là dược liệu có thành phần là nấm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Nấm tươi sạch luôn là lựa chọn thông minh của người tiêu dùng và bà bầu cũng vậy. Thời kỳ mang thai luôn phải chọn những thực phẩm tươi ngon không hư hỏng bầm giập. Bởi vì khi nấm bị bầm giập dễ bị nhiễm vi trùng, vi nấm thâm nhập cơ thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi ăn nấm cần nấu chín kỹ, tuyệt đối không ăn nấm sống.
Có một số người thỉnh thoảng ăn nấm bị dị ứng thì khi mang thai cần cân nhắc có nên ăn loại thực phẩm này hay không. Nếu ăn nấm mà có bất thường hoặc bị dị ứng thì cần liên hệ bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chỉ định chống dị ứng dành cho thai phụ.
Có lẽ rất nhiều người thắc mắc bà bầu có ăn được nấm kim châm không? Bởi vì đây là loại nấm khá thông dụng và rất dễ ăn. Nấm kim châm thường được dùng để nấu lẩu, nấu canh, cuốn thịt bò… Vậy các bà bầu có thể yên tâm sử dụng món này rồi. Đây là món ăn bổ dưỡng và không cấm bà bầu sử dụng.
Theo chuyên gia y tế thì nấm kim châm là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Khi ăn nấm kim châm sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cho bà bầu và tốt cho cả sự phát triển của thai nhi.
Trong nấm kim châm có nhiều thành phần dưỡng chất và vitamin như B6, B3, protein, sắt, chất xơ, chất béo… giúp tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể chống lại bệnh tật.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong nấm kim châm có chứa nhiều chất chống oxy hoá như catechin, quercetin, axit gallic, axit caffeic và chất xơ… Đây là những chất giúp cho hệ tiêu hoá của bà bầu hoạt động tốt hơn, tránh các tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón và trào ngược dạ dày thực quản. Chất xơ trong nấm còn có khả năng giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Vì vậy ăn nấm kim châm có khả năng kiểm soát đường huyết thai kỳ.
Trong nấm kim châm có chứa hàm lượng dồi dào các vitamin B tốt cho da đây là vitamin tăng cường sự phát triển thần kinh và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đối với vitamin C có trong nấm có tác dụng giúp hình thành và phát triển não bộ ở thai nhi. Ngoài ra còn có khả năng giúp mẹ bầu hấp thu tốt các dưỡng chất canxi, sắt từ những loại thực phẩm khác tránh thiếu canxi trong quá trình mang thai.
Nấm kim châm có lượng protein dồi dào đây là thành phần có khả năng tác dụng hỗ trợ hình thành các khối cơ trong quá trình phát triển của thai nhi. Nấm kim châm còn có khả năng kích thích giúp cho cơ thể sản sinh ra những chất interferon. Những chất này có tác dụng ức chế virus xấu đồng thời ngăn chặn sự phát triển của một số tế bào ung thư. Như vậy thai nhi được bảo vệ một cách toàn diện nhất.
Đối với bà bầu khi ăn uống cần đảm bảo dưỡng chất và an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Khi chọn mua nấm kim châm cần chọn loại nấm có nguồn gốc rõ ràng, tươi ngon. Tuyệt đối không ăn sống nấm cũng như những loại nấm có dấu hiệu hư hỏng. Đảm bảo nấm được làm sạch sẽ trước khi ăn. Nếu là nấm chế biến sẵn có thể giảm lượng ăn hoặc không ăn. Trước khi ăn cần nấu nướng kỹ càng. Nếu khi ăn mà có dấu hiệu dị ứng thì nên ngừng ngay lập tức.
Nên ăn những loại nấm đã ăn trước khi mang bầu để biết những loại đó không dị ứng. Thời gian này tuyệt đối không nên ăn những loại nấm lạ bởi vì không biết chắc loại nấm đó có dị ứng hay nấm độc, nấm gây ảo giác.
Như vậy câu hỏi bà bầu ăn nấm kim châm được không đã được tháo gỡ. Vì vậy bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm tận hưởng hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng từ loại nấm này. Chỉ cần nhớ những lưu ý nho nhỏ như trên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Với những thông tin này hy vọng các bà bầu chăm sóc cho mình thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.