Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi mang thai,vấn đề được quan tâm nhiều nhất là chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Bên cạnh những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá… thì các loại rau củ quả cũng không thể thiếu trong thực đơn ăn hàng ngày của bà bầu. Vậy bà bầu có nên ăn củ riềng không?
Củ riềng được biết đến là một loại gia vị khá phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, rất nhiều người thắc mắc bà bầu có nên ăn củ riềng không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu củ riềng là gì? Nó có những lợi ích nào? Cùng tìm hiểu nhé.
Củ riềng có tên khoa học là Alpinia galanga còn gọi là riềng thuốc, lương khương. Đây là loại cây thân thảo lâu năm thuộc giống họ Gừng, mọc cao tầm 2 - 3,5m. Loại cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ, sau đó lan rộng tới Đông Nam Á. Củ riềng thích hợp trồng ở những nơi thoát nước tốt, nhiều chất hữu cơ, sống trong bóng râm hoặc 1 phần bóng râm.
Theo nghiên cứu cứ 100gram củ riềng thì chứa những giá trị dinh dưỡng sau:
Bên cạnh những dưỡng chất trên, củ riềng còn chứa các dưỡng chất khác như: Natri, Flavonoid, sắt và Vitamin A.
Theo Đông y, củ riềng có tính ấm, vị cay, mùi thơm, có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Loại củ này được biết đến là một gia vị trong không thể không có trong các món ăn như cá kho, ướp thịt hay khử mùi tanh. Riêng bộ phận thân và củ của củ riềng dùng để làm thuốc.
Trên thực tế, bà bầu có nên ăn củ riềng không? Câu trả lời là nên nhưng nên dùng như một loại gia vị cho các loại món ăn hàng ngày. Tuy vậy, bà bầu không nên ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên bởi vì nó có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu, không có lợi cho cơ thể bà bầu, tuy nhiên còn phụ thuộc vào yếu tố cơ thể của từng người.
Củ riềng được coi như là một vị thuốc, do vậy khi củ riềng được vào làm thuốc chữa bệnh thì đối với bà bầu sẽ có tác dụng phụ, không tốt với cơ thể. Chính vì thế, bà bầu có thể ăn củ riềng như một loại gia vị ăn thêm vào trong các món ăn, nhưng không nên sử dụng củ riềng để chữa bệnh.
Bà bầu nên ăn củ riềng không? Nên ăn nhưng phạm vi ăn chỉ là gia vị thêm vào trong món ăn. Vậy khi ăn củ riềng thì có những lợi ích nào cho bà bầu? Cùng tìm hiểu nhé.
Khi mang thai, cơ thể của bà bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Bà bầu ăn củ riềng được không? Việc thường xuyên ăn củ riềng sẽ giúp bà bầu tăng khả năng miễn dịch. Nhờ vào hoạt chất chiết xuất từ củ riềng có tác dụng ngăn ngừa và loại bỏ các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người mẹ. Do vậy, hệ thống miễn dịch của người mẹ khi mang thai sẽ tốt lên rất nhiều.
Đối với bất cứ người phụ nữ nào, khả năng sinh sản là một vấn đề hết sức quan trọng. Bà bầu có được ăn củ riềng không? Với thành phần L-arginine có trong củ riềng, có tác dụng giúp hệ tuần hoàn của bà bầu lưu thông máu một cách dễ dàng. Qua đó giúp oxy truyền từ tử cung sang buồng trứng cách thuận lợi hơn. Điều này làm cho tỷ lệ thụ tinh thành công cũng cao lên.
Bà bầu có được ăn củ riềng không? Theo nghiên cứu, thai sản ăn ít nhất 3g củ riềng/ngày, sẽ giúp làm giảm chất béo và nồng độ cholesterol xấu đáng kể so với khi không ăn. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của bà bầu mà mà còn tốt cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính.
Khi mang thai hầu như các bà bầu đều phải đối mặt với tình hình da xấu, da mụn, da chảy xệ, da khô… Và một trong những công dụng của riềng đó là ngăn ngừa tình trạng lão hoá. Nhờ có chất chống oxy hóa trong củ riềng sẽ giúp làn da của bà bầu trở nên sáng mịn, khoẻ mạnh. Không những thế, chất này còn có khả năng đẩy lùi các gốc tự do, khả năng đàn hồi tăng lên, khiến cho làn da trở nên mịn màng, trắng sáng.
Bà bầu nên ăn củ riềng không? Nhờ có khả năng chống viêm và khả năng chống oxy hoá, bà bầu ăn củ riềng có tác dụng làm giảm sự tác động của các gốc tự do và những yếu tố độc hại khác gây ảnh hưởng đến DNA. Nhờ khả năng điều chỉnh enzyme và khả năng tiêu diệt độc tính gen, cộng thêm thành phần Flavonoid còn được gọi là Galanin trong củ riềng, có tác dụng rất quan trọng để chống lại sự tấn công của các tế bào ung thư.
Bà bầu có nên ăn củ riềng không? Câu trả lời là có nhưng dùng củ riềng như một gia vị nấu ăn hàng ngày. Dưới đây là món ăn có nguyên liệu là củ riềng tốt cho bà bầu, cụ thể như sau:
Món ăn này gồm có nguyên liệu và cách chế biến như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
Gồm có:
Cách chế biến: Cho nước cốt dừa, nước dùng gà, sả và riềng đã được nghiền vào nồi. Tiếp theo đun nhỏ lửa, khuấy đều và khuấy thường xuyên để nước cốt dừa không đặc lại trong 15 phút. Kế đến cho thịt gà đã thái mỏng vào nồi, rồi cho nước mắm, ớt, đun để nhỏ lửa đến khi thịt gà đã chín hết. Cuối cùng, cho nước chanh đã vắt hột, khuấy đều, có thể thêm rau mùi để vị thêm thơm.
Thức uống này gồm có nguyên liệu và cách chế biến như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
Gồm có:
Cách chế biến: Cắt gừng và củ riềng đã được rửa sạch thành những miếng mỏng, rồi cho vào nồi, cho thêm hạt tiêu, ớt đỏ và nước. Tiếp đến là bật lửa nhỏ rồi đun sôi, đập nắp nồi và để vậy trong vòng 10 - 12 phút. Kế tiếp là lấy hỗn hợp vừa đun xong dùng rây để lọc bã. Cuối cùng cho thêm mật ong và nước chanh đã vắt hột, rồi khuấy đều và uống khi còn nóng.
Như vậy, bà bầu có nên ăn củ riềng không? Câu trả lời là có nhưng dùng củ riềng như là 1 gia vị thêm vào khi nấu ăn, và cũng không nên sử dụng thường xuyên. Hi vọng qua bài viết này, người đọc có thêm những thông tin bổ ích từ loại củ riềng này cũng như các lợi ích, cách dùng đúng để mẹ và bé có một quá trình mang thai khỏe mạnh và an toàn.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.